Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Hang Én – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 114 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Hang Én sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 1.

Soạn bài Hang Én
Soạn bài Hang Én

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Hang Én. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Hang Én – Mẫu 1

1.1 Trước khi đọc

1. Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng ở bên trong hang động có rất nhiều chim én sinh sống.

2. Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Cảm giác của em khi được đi khám phá: thích thú, hào hứng và tự hào khi được khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú.

1.2 Đọc văn bản

Câu 1. Chú ý cách thức di chuyển vào hang Én.

Cách di chuyển vào hang én: chỉ có một cách duy nhất, đi bộ.

Câu 2. Việc đi bộ sẽ giúp cho tác giả có cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?

Việc đi bộ sẽ giúp cho tác giả có thời gian quan sát kĩ khung cảnh thiên nhiên, khám phá được nhiều vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên.

1.3 Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?

Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá hang én theo trình tự:

  • Không gian: Từ ngoài vào trong, hành trình khởi đầu từ con dốc Ba Giàn, đến thung lũng Rào Thương để đến với Hang Én.
  • Thời gian: từ sáng khi hành trình bắt đầu, đến khi bóng tối chùm xuống Hang Én.

Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh.

– Dốc cao và gập ghềnh. Đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng ó cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.

– Rất nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả phong lan đang nở hoa.

– Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thảm cỏ, rồi cây cối rậm rạp, lúp xúp, từ đó vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng.

– Nước trong vắt, mát lạnh, thấy cả làn đá cuội nơi đáy suối. Nhiều quãng còn nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước chảy xiết như những chiếc lá trúc khô.

-Yêu vô cùng.. chân người.

=> Vẻ đẹp hoang sơ mà thơ mộng của cánh rừng nguyên sinh.

Câu 3. Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.

– Sự “sống” của đá:

  • Hàng trăm dải đá san hô uốn lượn thành bao nhiêu tầng, bậc lớn nhỏ.
  • Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi, sàn hang…
  • Mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp nên.
Tham khảo thêm:   Uống nhiều nước ép dưa hấu có tốt không?

– Cuộc sống của loài én chưa biết sợ con người:

  • Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
  • Bốn bên dày đặc én.
  • Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
  • Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều…

Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên.

Hình ảnh: Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.

Câu 5. Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?

Các chi tiết:

– Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sống lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẫm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao.

– Năm giờ sáng đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luồng nắng ban mai vàng rỡ rọi chéo từ khoảng rời cao xuống.

– Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.

=> Thích thú, say mê.

Câu 6. Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.

– Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ.

– Nguyên nhân: Cuộc sống hoang dã được tác giả khắc họa vừa thanh bình, lại thơ mộng.

Câu 7. Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.

Hành trình này đánh thức ở con người ý thức về việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, cũng như các loài thực vật, động vật hoang dã.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.

Gợi ý:

– Mẫu 1: Hang Én nằm trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Hành trình đến với Hang Én phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao hay lội qua những con sông, suối. Nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây không phụ lòng những ai đã đặt chân đến mảnh đất này. Vượt qua con dốc Ba Giàn đến với thung lũng Rào Thương được bao quanh bởi con suốt cùng tên, Hang Én hiện ra trước mắt. Loài chim én đã sống trong hang hang từ rất lâu, chưa hề biết sợ con người. Những dải đá san hô uốn lượn cùng với nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi…Vẻ đẹp của Hang Én gợi ra những nét đẹp hoang sơ thật hấp dẫn con người.

Xem thêm: Đoạn văn nêu cảm nhận của em về hang Én

Soạn bài Hang Én – Mẫu 2

2.1 Tác phẩm

– Văn bản Hang Én đăng trên Trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình ngày 14 tháng 10 năm 2020.

– Tóm tắt: Con đường đi đến hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt nhiều đoạn dốc cao, ngoằn ngoèo nên chỉ có cách di chuyển duy nhất là đi bộ. Hành trình khởi đầu từ dốc Ba Giàn dài gần 2km rồi tới thung lung Rào Thương. Muốn vào trong hang phải lội qua sông, rồi trèo ngược vách đá hiểm trở. Phía trong hang, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ như chưa từng biết sợ con người. Vòng ra sau hang Én, bạn có thể thấy hàng trăm dải đá san hô uốn lượn thành bao nhiêu tầng, bậc lớn nhỏ… Khi bóng tối trùm kín lòng hang, thì khoảng trời phía trước cửa hang vấn sáng rất lâu để có thể nhìn rõ từng đàn én chao liệng. Buổi sáng, không khí ở nơi đây thật trong lành, tinh khiết.

2.2 Đọc – hiểu văn bản

1. Hành trình đến với Hang Én

– Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km.

  • Dốc cao và gập ghềnh.
  • Đường đi khó khăn: đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chăng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
  • Sự phong phú của sinh vật: cây cổ thụ tán cao; phong lan đang nở hoa; các loài sên, vắt, côn trùng, chim chóc…

– Đi hết dốc là tới thung lũng Rào Thương:

  • Được bao quanh bởi con suối cùng tên.
  • Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối.
  • Nước trong vắt, mát lạnh.
  • Dưới suối còn có làn đá cuội nơi đáy suối.
  • Những loại bươm bướm đủ màu sắc.

=> Ngỡ mình đi trong một giấc mộng đẹp.

2. Vẻ đẹp của Hang Én

– Ba cửa lớn: cửa trước có 2 lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi, cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm đá rộng sâu quá thắt lưng…

– Lòng hang én:

  • Nơi rộng nhất 100m 2 , có thể chứa hàng trăm người.
  • Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
  • Cửa thứ 2 thông lên mặt đất như giếng trời đón khí và ánh sáng.
  • Quãng sông ngầm êm đềm trước thềm hang chính, len các hang phụ chừng 4km rồi đổ ra cửa sau.
  • Ở hang chính bờ sông cát mịn, nước mát, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn.

– Trong hang:

  • Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
  • Bốn bên dày đặc én.
  • Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
  • Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều.
  • Đàn én cuối cùng về hang khi nền trời đã sẫm hẳn.
  • Tiếng chim ríu rít như ru nhau, ru người… đến cả đêm.

– Phía sau hang:

  • Hàng trăm dải san hô uốn lượn tạo tầng bậc, đọng đầy nước trong.
  • Trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô…
  • Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy vách núi, sàn hang…
  • Bóng tối trùm kín lòng hang Én thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu.

3. Con người với Hang Én

– Trong lịch sử: Người A-rem ngày trước ở hang Én, trứng chim là nguồn thực phẩm của họ. Khi ra ngoài họ vẫn giữ hội “ăn én”, dấu tích của một thế hệ leo vách đá, trần hang: bàn chân mỏng, ngón dẹt.

– Đoàn người hiện tại:

  • Đối với nhân vật tôi, là một chuyến hành trình thú vị.
  • Sự tương tác với động vật: đàn bướm, chú én ngủ nướng, chú én bị gãy cánh….
  • Ai nấy nhoài khỏi lều, chân trần chạy quanh sông rồi ngồi ngay bên bờ cát vực nước rửa mặt, hít căng lồng ngực không khí tinh khiết.
Tham khảo thêm:   Tổng hợp đầy đủ và cực chi tiết kinh nghiệm du lịch Thiên Cầm

=> Sự hòa hợp, gắn bó của con người đối với thiên nhiên.

Soạn bài Hang Én – Mẫu 3

(1). Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về văn bản Hang Én.

(2). Thân bài

a. Hành trình đến với Hang Én

– Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km.

  • Dốc cao và gập ghềnh.
  • Đường đi khó khăn: đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chăng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
  • Sự phong phú của sinh vật: cây cổ thụ tán cao; phong lan đang nở hoa; các loài sên, vắt, côn trùng, chim chóc…

– Đi hết dốc là tới thung lũng Rào Thương:

  • Được bao quanh bởi con suối cùng tên.
  • Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối.
  • Nước trong vắt, mát lạnh.
  • Dưới suối còn có làn đá cuội nơi đáy suối.
  • Những loại bươm bướm đủ màu sắc.

=> Ngỡ mình đi trong một giấc mộng đẹp.

b. Vẻ đẹp của Hang Én

– Ba cửa lớn: cửa trước có 2 lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi, cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm đá rộng sâu quá thắt lưng…

– Lòng hang én:

  • Nơi rộng nhất 100m2 , có thể chứa hàng trăm người.
  • Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
  • Cửa thứ 2 thông lên mặt đất như giếng trời đón khí và ánh sáng.
  • Quãng sông ngầm êm đềm trước thềm hang chính, len các hang phụ chừng 4km rồi đổ ra cửa sau.
  • Ở hang chính bờ sông cát mịn, nước mát, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn.

– Trong hang:

  • Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
  • Bốn bên dày đặc én.
  • Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
  • Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều.
  • Đàn én cuối cùng về hang khi nền trời đã sẫm hẳn.
  • Tiếng chim ríu rít như ru nhau, ru người,… đến cả đêm.

– Phía sau hang:

  • Hàng trăm dải san hô uốn lượn tạo tầng bậc, đọng đầy nước trong.
  • Trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô…
  • Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy vách núi, sàn hang…
  • Bóng tối trùm kín lòng hang Én thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu.

c. Con người với Hang Én

– Trong lịch sử: Người A-rem ngày trước ở hang Én, trứng chim là nguồn thực phẩm của họ. Khi ra ngoài họ vẫn giữ hội “ăn én”, dấu tích của một thế hệ leo vách đá, trần hang: bàn chân mỏng, ngón dẹt.

– Đoàn người hiện tại:

  • Đối với nhân vật tôi, là một chuyến hành trình thú vị.
  • Sự tương tác với động vật: đàn bướm, chú én ngủ nướng, chú én bị gãy cánh….
  • Ai nấy nhoài khỏi lều, chân trần chạy quanh sông rồi ngồi ngay bên bờ cát vực nước rửa mặt, hít căng lồng ngực không khí tinh khiết.

=> Sự hòa hợp, gắn bó của con người đối với thiên nhiên.

(3). Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Hang Én.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Hang Én – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 114 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *