Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Giọt sương đêm – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn bài Giọt sương đêm
Soạn bài Giọt sương đêm

Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Giọt sương đêm. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Giọt sương đêm – Mẫu 1

1.1 Chuẩn bị đọc

Câu 1. Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.

– Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), Bộ cánh cứng, lớp côn trùng, ngành chân đốt, giới động vật.

– Bọ dừa sống trên cây dừa, gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa.

Câu 2. Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.

Gợi ý:

Sự việc bất ngờ xảy ra: Em và các bạn trốn học đi chơi điện tử, nhưng bị cô giáo phát hiện ra, báo về cho mẹ. Khi biết chuyện, em thấy mẹ rất buồn. Điều đó khiến em tự hứa sẽ thay đổi bản thân, cố gắng học hành chăm chỉ.

1.2 Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

Nhờ có giọt sương đêm lạnh toát bộp rơi xuống cổ, Bọ Dừa mới sực nhớ đến quê nhà. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê.

Câu 2. Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?

– Lời của cụ giáo Cóc: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương.”

– Ý nghĩa: Ở đây, điều khiến Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Tham khảo thêm:   Hoa đồng tiền: Ý nghĩa ngày Tết, cách trồng và chăm sóc

1.3 Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?

– Truyện kể theo ngôi thứ ba.

– Nhân vật trong truyện gồm: ông khách Bọ Dừa, Thằn Lằn, cụ giáo Cóc.

Câu 2. Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.

=> Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.

Câu 3. Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.

a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lý lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bọ Dừa mất ngủ.

d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.

e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?

Gợi ý:

  • Sắp xếp: e – b – d – a – c
  • Sự việc quan trọng nhất là a. Vì sự việc này đã gửi gắm ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện: Tình yêu dành cho quê hương.

Câu 4. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?

Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.

Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?

Gợi ý:

– Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ:

  • Điệp ngữ “Anh” kết hợp với nhân hóa (hành động con người: đào, lặn; đặc điểm con người: béo tốt, gầy còm, hiền lành nhút nhát, ngổ ngáo)
  • So sánh: “Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo”.
Tham khảo thêm:  

– Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật của truyện đồng thoại: Phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật, vừa thể hiện đặc điểm của con người

Câu 5. Lý do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?

Trong đêm thanh vắng, Bọ Dừa nghe thấy những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là giọt sương rơi bất ngờ xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc Bọ Dừa về hình ảnh quê hương.

Câu 6. Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

– Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy: ngủ ngoài trời, dưới vòm lá trúc và lắng nghe những âm thanh lá cây xào xạc, tiếng côn trùng trong lòng đất rỉ rả…

– Tác giả muốn gửi gắm: Đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc.

Câu 7. Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?

– Câu chuyện kết thúc mở: bằng việc Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Bọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: ““Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”.

– Có thể kết thúc câu chuyện theo cách: Bọ Dừa quay trở lại quê hương, mọi thứ vẫn như trước. Ông gặp gỡ lại những người bạn xưa, ôn lại kỉ niệm.

Soạn bài Giọt sương đêm – Mẫu 2

2.1 Tác giả, tác phẩm

– Nhà văn Trần Đức Tiến sinh năm 1953, quê ở làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó có truyện đồng thoại như Dế mùa thu, Làm mèo, Xóm Bờ Giậu… Trần Đức Tiến viết bằng tâm thế của một đứa trẻ nên truyện đồng thoại của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên.

– Truyện Giọt sương đêm được in trong Xóm Bờ Giậu (NXB Kim Đồng, 2018).

– Tóm tắt Giọt sương đêm:

Đêm xuống, ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Ông đã hỏi Thằn Lằn về một chỗ trọ trong xóm. Thằn Lằn đã mời ông ngủ tại nhà mình – một chiếc bình. Bọ Dừa nghĩ lại những lần bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi, nên đã bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối. Ông đã từ chối lời đề nghị của Thằn Lằn. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Đêm đó, một giọt sương nhằm trúng cổ làm ông khách giật mình. Sáng hôm sau, ông gặp Thằn Lằn và kể lại mọi chuyện. Sau đó, Bọ Dừa từ biệt để trở về quê hương.

2.2 Đọc – hiểu văn bản

a. Cuộc gặp gỡ giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn

– Thời gian: trời chạng vạng tối.

– Không gian: xóm Bờ Giậu.

– Nguyên nhân: Bọ Dừa muốn tìm một xóm trọ

– Cuộc gặp gỡ:

  • Bọ Dừa: Thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu; hỏi thăm về chỗ trọ trong xóm, kể cả một chỗ trọ xoàng xĩnh.
  • Thằn Lằn: Hỏi han, đề nghị cho ở nhờ; hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được.

b. Cuộc trò chuyện của Thằn Lằn và cụ giáo Cóc

– Thời gian: trời chạng vạng tối.

– Không gian: xóm Bờ Giậu.

– Nguyên nhân: Thằn Lằn đến thông báo về sự có mặt của Bọ Dừa.

– Cuộc gặp gỡ:

  • Thằn Lằn: Đến báo tin về sự có mặt của Bọ Dừa; Kinh ngạc trước sự hiểu biết của ông giáo Cóc.
  • Cụ giáo Cóc: am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng: “Có hàng trăm, hàng nghìn… cũng có…”.

c. Sự tác động của giọt sương đêm đến quyết định của Bọ Dừa

– Cảnh đêm sương: Bọ Dừa cảm nhận từng sự chuyển động trong đêm.

  • Trời nhiều mây.
  • Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió.
  • Lá cây xào xạc.
  • Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn.
  • Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa.
  • Nghe thấy cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng.

– Tình huống: Một giọt sương rơi xuống khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Cả đêm đó Bọ Dừa chẳng chợp mắt được nhưng lại rất hài lòng.

– Giọt sương khiến Bọ Dừa sực nhớ quê nhà. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn mà Bọ Dừa quên mất quê hương.

=> Giọt sương đó trong trẻo như sự thức tỉnh đối với Bọ Dừa, khiến Bọ Dừa trở về với bản thể, nhớ về quê hương.

2.3 Nội dung và nghệ thuật

– Nội dung: truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.

– Nghệ thuật: thể loại truyện đồng thoại, biện pháp tu từ nhân hóa, ngôn ngữ giản dị,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Giọt sương đêm – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *