Để giúp học sinh khi tìm hiểu về văn bản Điều không tính trước, Wikihoc.com muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Điều không tính trước, thuộc sách Cánh Diều, tập 2.
Tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Điều không tính trước – Mẫu 1
1. Chuẩn bị
– Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này:
- Truyện kể về nhân vật tôi trong một lần đá bóng, đã xảy ra xích mích với Nghi. Tôi nghĩ rằng sẽ xảy ra một cuộc đánh nhau nhưng cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.
- Truyện kể về nhân vật: tôi, Nghi, Phước.
- Nhân vật chính là một cậu bé dễ xúc động nhưng tốt bụng.
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề bộc lộ tâm trạng nhân vật.
- Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc mà không nên dùng bạo lực để giải quyết.
– Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh:
- Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955.
- Quê hương: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Ông là một trong những nhà văn được độc giả lứa tuổi thiếu niên rất yêu thích.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Trước vòng chung kết, Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh..
2. Đọc hiểu
Câu 1. Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng: Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất phù hợp để bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
Câu 2. Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là gì?
Tình huống: Trong truyện bóng giao hữu, nhân vật “tôi” ghi được một bàn thắng tuyệt đẹp nhưng Nghi đã la toáng lên bảo “tôi” đã việt vị, không công nhận bàn thắng và còn trêu chọc.
Câu 3. Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật “tôi”.
Nhân vật “tôi” là một cậu bé rất dễ xúc động, hiểu thắng.
Câu 4. So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?
Không có trận đánh nhau nào xảy ra, Nghi mang sách đến cho “tôi” đọc để hiểu thêm về luật bóng đá và rủ “tôi” đi xem phim.
Câu 5. Tranh minh họa cho chi tiết sự việc gì trong truyện?
Nhân vật “tôi” cùng Phước chờ Nghi đến đánh nhau.
Câu 6. Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?
Phước núp trong bụi cây không nghe được câu chuyện của “tôi” và Nghi mà tiếp tục thực hiện kế hoạch.
Câu 7. Qua phần 4, em thấy Nghi là người như thế nào?
Nghi là một cậu bé hồn nhiên, chân thành và tốt bụng.
Câu 8. Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính được.
– Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.
– Ví dụ:
- Lời người kể chuyện: “Chả là cách đây năm hôm, trong trận bóng giao hữu giữa lớp tôi và lớp thằng Nghi… việt vị”.
- Lời của nhân vật: “ – Lần sau đừng “ăn cắp trứng gà” nữa nghen!”.
Câu 2. “Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào?
– “Điều không tính trước’ trong câu chuyện là trận đánh nhau không xảy ra, mà Nghi mang sách đến cho “tôi” đọc để hiểu thêm về luật bóng đá và rủ “tôi” đi xem phim.
– Điều đó cho thấy nhân vật Nghi là một cậu bé tuy thích trêu chọc bạn bè nhưng rất tốt bụng.
Câu 3. Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”.
– Nhân vật “tôi” trong truyện là một người nóng tính, dễ xúc động nhưng bản chất tốt bụng, lương thiên.
– Một số chi tiết như:
- Dễ tức giận: “Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay”. Tôi lẩm bẩm trong miệng và tiếp tục đi tìm vũ khí.
- Rủ Phước đi đánh nhau cùng mình: “Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?”, “Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi? Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!”
- Khi thấy nghi đem sách đến cho mình, rủ đi xem phim liền từ bỏ ý định đánh nhau, ngăn Phước lại: “Tôi bèn khoát tay bảo thôi”, “Tôi hốt hoảng nhảy tới một bước đứng chắn giữa nó và Nghi”…
Câu 4. Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện (Phần 4).
Phước núp trong bụi cây không nghe được câu chuyện của “tôi” và Nghi mà tiếp tục thực hiện kế hoạch.
Câu 5. Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?
Tác giả muốn phê phán hành động giải quyết vấn đề bằng bạo lực và ca ngợi cách giải quyết bằng lí lẽ, thấu đáo. Cả hai điều trên đều thấm thía và sâu sắc. Bởi nó giúp con người nhận ra bài học trong cuộc sống.
Câu 6. Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ”.
Kết thúc truyện đem đến một thông điệp ý nghĩa về tình bạn: sự gắn bó, đoàn kết giữa những người bạn.
Soạn bài Điều không tính trước – Mẫu 2
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính được.
– Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.
– Ví dụ:
- Lời người kể chuyện: “Tôi chuẩn bị đi đánh nhau.”
- Lời của nhân vật: “- Ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè.” (Lời của Nghi)
Câu 2. “Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào?
– “Điều không tính trước’ trong câu chuyện: Trận đánh nhau không xảy ra. Nghi mang sách cho nhân vật “tôi” đọc để hiểu thêm về luật bóng đá và rủ “tôi” đi xem phim.
– Điều đó cho thấy nhân vật Nghi tốt bụng, vị tha và giàu tình cảm.
Câu 3. Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”.
– Nhân vật “tôi” trong truyện: nóng tính, dễ xúc động nhưng bản chất lương thiện.
– Một số chi tiết như:
- Dễ tức giận: “Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay”. Tôi lẩm bẩm trong miệng và tiếp tục đi tìm vũ khí.
- Rủ Phước đi đánh nhau cùng mình: “Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?”, “Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi? Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!”
- Khi thấy nghi đem sách đến cho mình, rủ đi xem phim liền từ bỏ ý định đánh nhau, ngăn Phước lại: “Tôi bèn khoát tay bảo thôi”, “Tôi hốt hoảng nhảy tới một bước đứng chắn giữa nó và Nghi”…
Câu 4. Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện (Phần 4).
Phước núp trong bụi cây không nghe được câu chuyện của “tôi” và Nghi và vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch. “Tôi” đã chữa cháy bằng cách nói rằng Phước đang bắn chim.
Câu 5. Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?
Qua câu chuyện, tác giả muốn phê phán việc giải quyết vấn đề bằng bạo lực và ca ngợi cách giải quyết bằng lí lẽ, thấu đáo. Cả hai điều trên đều thấm thía và sâu sắc, vì nó giúp con người biết cách ứng xử trong cuộc sống.
Câu 6. Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ”.
Kết thúc truyện khơi gợi bài học về sự đoàn kết, gắn bó giữa những người bạn.
* Tóm tắt văn bản Điều không tính trước:
Trong một trận đấu bóng giao hữu, nhân vật tôi ghi được một bàn thắng tuyệt đẹp nhưng Nghi đã bắt lỗi việt vị và không công nhận bàn thắng và còn trêu chọc. Tôi đã cảm thấy ấm ức và khó chịu nên tìm cách để trả thù. Tôi đã tìm vũ khí chiến đấu, và rủ thêm Phước chuẩn bị kế hoạch cụ thể để vây ráp Nghi. Nhưng cuối cùng, không có trận đánh nhau nào xảy ra, Nghi đang mang sách đến cho tôi đọc để hiểu thêm về luật bóng đá và rủ tôi đi xem phim.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Điều không tính trước
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Điều không tính trước – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 70 sách Cánh Diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.