Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Cửa sông trang 74 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 25 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Tập đọc Cửa sông giúp học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 trang 74 – Tập 2. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 25.

Soạn bàiCửa sông được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, còn giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài Tập đọc tuần 25 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Tập đọc Cửa sông

Bài đọc

CỬA SÔNG
(Trích)

Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non

QUANG HUY

Từ khó

  • Cửa sông: nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác
  • Bãi bồi: khoảng đất bồi ven sông, ven biển
  • Nước ngọt: nước không bị nhiễm mặn
  • Sóng bạc đầu: sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa
  • Nước lợ: Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặt thường có ở vùng cửa sông giáp biển
  • Tôm rảo: Một loài tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài

Hướng dẫn đọc

Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

Nội dung chính

Bài thơ nói về cửa sông, một nơi rất đặc biệt vì có nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành vùng nước lợ, cho tôm cá phong phú, cuộc sống ấm no. Cửa sông là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 74

Câu 1

Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Tham khảo thêm:   10 thỏi son dưỡng môi của Nhật dưỡng ẩm, trị thâm hiệu quả

Trả lời:

  • Khổ đầu tác giả dùng từ ngữ nói về nơi sông chảy ra biển: cửa, không then khoá, cũng không khép lại bao giờ.
  • Cách nói rất đặc biệt: Cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá), cửa sông ở đây lại không có then cũng không có khoá. Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

Câu 2

Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Trả lời:

Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt ở chỗ:

  • Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ
  • Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng
  • Nơi biển cả tìm về với đất liền
  • Nơi nước ngọt của sông cùng với nước mặn của biển hòa vào nhau thành vùng nước lợ
  • Nơi cá tôm hội tụ
  • Nơi những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng
  • Nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất
  • Nơi tiễn đưa người ra khơi

Câu 3

Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

Trả lời:

Phép nhân hóa ở cuối bài cho thấy “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

Câu thơ cuối bài sử dụng biện pháp nhân hóa, sử dụng những hành động của con người để gán cho các sự vật trong bài: giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.

Câu 4

Học thuộc lòng bài thơ.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 môn KHTN 7 sách KNTT, CTST, CD

Ý nghĩa bài Cửa sông

Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Cửa sông trang 74 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 25 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *