Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Con chim chiền chiện – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 21 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 7 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Soạn bài Con chim chiền chiện
Soạn bài Con chim chiền chiện

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Con chim chiền chiện, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Con chim chiền chiện

Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

– Vần:

  • Vần chân (cao – ngào, xanh – lanh, chi – thì, sà – ca, nhà – ta)
  • Vần lưng (chiền – chiện, vút – vút, cánh – xanh, cao – cao, chim – chim, chuyện – chuyện, bối – rối, tưng – bừng)

– Nhịp thơ: 2/2
– Hiệu quả nghệ thuật: Liên kết các dòng và câu thơ, tạo nhạc điệu nhanh cho bài thơ.

Câu 2. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.

– Một số hình ảnh độc đáo: Tiếng hót long lanh/Như cành sương chói; Tiếng ngọc trong veo/Chim reo từng chuỗi; Chim bay, chim sà/Lúa tròn bụng sữa; Chỉ còn tiếng hót/Làm xanh da trời; Con chim chiền chiện/Hồn xanh quê nhà…

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 60+ hình xăm con rắn đẹp nhất, ý nghĩa hình xăm con rắn

– Phân tích:

  • Chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời: Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, gợi ra hình tiếng hót của con chim chiền chiện có thể làm bầu trời thêm trong xanh hơn, thêm sức sống hơn.
  • Tiếng hót long lanh như cành sương chói: Hình ảnh so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tiếng hót không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà giờ đây còn có thể nhìn thấy đầy long lanh, giống như hình ảnh giọt sương trên cành cây được nắng chiếu sáng…

Câu 3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

– Các biện pháp tu từ:

  • Nhân hóa: Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều….
  • Ẩn dụ: Chỉ còn tiếng hót/Làm xanh da trời

– Tác dụng: Góp phần diễn tả tiếng hót của con chim chiền chiện thêm sinh động hơn, tạo sự gần gũi giữa con chim chiền chiện với con người.

Câu 4. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?

– Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: Lòng đầy yêu mến, Lòng vui bối rối, Tưng bừng lòng ta.

– Cảm xúc: vui sướng, hạnh phúc khi được lắng nghe tiếng chiền chiện, cảm nhận được sức sống đang căng tràn khắp muôn nơi.

Tham khảo thêm:   Cách làm bánh trứng kiến, đặc sản Cao Bằng thơm lừng béo ngậy

Câu 5. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Thông điệp của tác giả: Con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Con chim chiền chiện – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 21 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *