Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Con chào mào – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 75 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6, học sinh sẽ được tìm hiểu về bài thơ Con chào mào của Mai Văn Phấn.

Soạn bài Con chào mào
Soạn bài Con chào mào

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Con chào mào. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Mục Lục Bài Viết

Đọc văn bản

1. Tác giả

– Mai Văn Phấn sinh năm 1955.

– Quê hương: Ninh Bình

– Ông là một nhà thơ và viết tiểu luận phê bình.

– Thơ Mai Văn Phấn có đề tài phong phú, nội dung và nghệ thuật có những cách tân, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.

– Một số tác phẩm như: Giọt nắng (thơ, 1992), Người cùng thời (trường ca, 1999), Bầu trời không mái che (thơ song ngữ)…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài thơ được in trong tập “Bầu trời không mái che”.

b. Thể thơ

Con chào mào là bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do.

c. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.
  • Phần 2. Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

3. Đọc hiểu văn bản

a. Hình ảnh con chào mào trong thực tế

– Vị trí: trên cây cao chót vót

– Màu sắc: đốm trắng, mũ đỏ

– Âm thanh: tiếng hót “triu… uýt… huýt… tu hìu…”

=> Xuất hiện một cách trực tiếp với những đặc điểm quen thuộc.

b. Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ

– Xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

– Hành động: vẽ chiếc lồng chim vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

– Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

  • Nhân vật “tôi” vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi.
  • Tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây: ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.
  • Hối hả đuổi theo: nhanh chóng, gấp gáp và lo sợ
Tham khảo thêm:  

=> Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

– Không gian: vô tăm tích, không biết là ở đâu

– Hành động: nghĩ

– Những hoạt động của chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

– “Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”: Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Sau khi đọc

Câu 1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?

Hình ảnh chim chào mào với bộ lông đốm trắng, chiếc mào đỏ rực đang đứng trên cây cất tiếng hót. Xung quanh là không gian thiên nhiên thoáng đãng, yên bình.

Câu 2. Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”.

– Mong muốn vẽ xong chiếc lồng cho con chim chào mào: muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

– Sợ hãi nếu như chim bay đi, có nghĩa là cái đẹp của thiên nhiên biến mất.

– Khi “hối hả đuổi theo” mang cả nắng, gió, nhành cây: Khao khát mở rộng “chiếc lồng” của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

– Khi đã “vô tăm tích”, nhân vật “tôi” đã hình dung con chim chào mào đang mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch “của tôi”: đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

Câu 3. Vì sao lúc đầu, nhân vật “tôi” sợ chim bay đi nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.

Tham khảo thêm:  

– Lời khẳng định ở hai câu thơ cuối cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc dành cho thiên nhiên.

– Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật “tôi” đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

Câu 4. Dòng thơ nào được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

– Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ: “Triu… uýt…. huýt … tu hìu…”.

– Đó là tiếng hót của con chào mào, nhưng cũng chính là âm thanh của thiên nhiên xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó cho thấy chim chào mào đã đi qua một hành trình tìm về với thiên nhiên.

Câu 5. Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể nghe rất rõ tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

– Gợi ý:

  • Hình ảnh thiên nhiên: cánh đồng lúa chín, dòng sông quê hương…
  • Miêu tả hình ảnh thiên nhiên (theo không gian, thời gian)
  • Kỉ niệm với hình ảnh thiên nhiên.
  • Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên.

– Bài mẫu:

Mẫu 1

Mỗi lần về thăm quê, em lại được dạo chơi trên những cánh đồng lúa rộng mênh mông. Buổi sáng, ánh mặt trời của ngày mới chỉ vừa bắt đầu ló rạng cũng đủ khiến mọi vật dường như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Và của cả những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Một không khí tươi vui hòa quyện tạo ra một bức tranh làng quê thật yên bình và tràn đầy sức sống. Bây giờ, quê hương em ngày càng trở nên hiện đại, những cánh đồng lúa cũng không còn nhiều như lúc trước, nhưng những hình ảnh đẹp đẽ này vẫn còn in đậm trong tâm trí của em.

Tham khảo thêm:   Cách bắt Pokemon không cần di chuyển

Mẫu 2

Trong kí ức của tôi, quê hương hiện lên thật tươi đẹp. Khi còn nhỏ, tôi thường về quê ngoại chơi. Không giống như vẻ ồn ào của thành phố, quê ngoại của tôi là một vùng quê yên bình. Mỗi buổi sáng, tôi lại dậy sớm rồi cùng bà ngoại đi dạo quanh xóm làng. Ông mặt trời đã thức giấc từ sớm. Ánh nắng chói chang đã bao trùm lên mọi vật. Hai bà cháu vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Bầu không khí ở đây mới trong lành làm sao! Cây cối hai bên đường xanh tươi, rợp bóng mát. Trên đường chỉ có các bác nông dân dắt trâu ra đồng. Phía xa là cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Những bông lúa trĩu hạt rung rinh trong cơn gió sớm mai. Hương lúa thơm ngào ngạt khiến tôi cảm thấy thật dễ chịu. Mỗi ngày, tôi đều được thưởng thức những món ăn do bà ngoại nấu. Toàn là những món đậm chất thôn quê như canh rau mồng tơi, cua đồng rang me, cá om dưa…

Xem thêm: Đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Con chào mào – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 75 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *