Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Soạn văn 12 tập 1 tuần 16 (trang 194) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, vô cùng hữu ích.

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

Câu 1. Tìm hiểu những đoạn văn trong SGK và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì.

a. Luận điểm chưa nêu được nội dung khái quát. Các câu văn sau đó có nội dung trùng lặp.

b. Không có luận điểm khái quát nội dung của đoạn văn.

c. Luận điểm của đoạn văn không có liên kết với luận cứ phía sau.

Câu 2. Hãy chữa lại những đoạn văn trên để nêu rõ luận điểm cần trình bày:

a. Luận điểm: Nguyễn Khuyến đã thành công trong việc khắc họa cảnh sắc của bức tranh Thu điều.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Đề cương cuối kì 1 Sinh học 10 sách KNTT, CTST, CD

b. Luận điểm: Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh.

c. Luận điểm: Văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của ông cha ta.

II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

Câu 1. Chỉ rõ các lỗi nêu luận cứ trong các đoạn văn sau.

a. Trích dẫn sai luận cứ: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” thành “Nắng xuống trời lên xanh bát ngát” (Tràng Giang, Huy Cận). Từ đó dẫn đến việc phân tích ý nghĩa câu thơ cũng sai.

b. Luận cứ đưa ra chưa chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn” – hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là sai. Luận cứ cũng chỉ nêu về Hai Bà Trưng, chưa thể làm sáng tỏ cho luận điểm.

c. Một số luận cứ không thống nhất với luận cứ còn lại: “Ải Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược”, “Cửa Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông”

Câu 2. Hãy sửa lỗi trong các đoạn văn trên.

a.

  • Sửa lại câu thơ trích dẫn: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.
  • Sửa lại câu văn phân tích: Khi nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, vừa sâu đến vô tận.

b. Bổ sung thêm một số dẫn chứng như Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Quốc Tuấn…

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 9: Language Soạn Anh 11 trang 48 - Tập 2

c.

  • Bỏ hai dẫn chứng về Ải Chi Lăng, Cửa Bạch Đằng.
  • Sửa lại trật tự các câu văn: Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn Huệ.

III. Lỗi về cách thức lập luận

Câu 1.

a. Các luận cứ trình bày không có sự liên kết, logíc.

b. Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.

c. Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ dùng để mở rộng đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài nêu trong những câu trước: “ Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ” (Thu hứng).

Câu 2. Hãy sửa lỗi trong các đoạn văn trên.

a. Từ xưa đến nay, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,… Nhưng người phản ánh một cách sâu sắc nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ là Nguyễn Du.

b. Trong các tác phẩm của mình, Nam Cao viết nhiều về cái đói.

c. Mùa thu là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân. Ta biết đến Đỗ Phủ với bức tranh thu nhuốm nỗi sầu vô biên, một Nguyễn Du với rừng phong thu nhuốm màu chia ly. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, với chùm thơ thu: Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm.

Tham khảo thêm:   Cách tìm và download Driver Laptop Asus nhanh nhất

=> Tổng kết:

Khi viết văn nghị luận, nên chú ý tránh một số lỗi:

  • Nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
  • Nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà.
  • Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Soạn văn 12 tập 1 tuần 16 (trang 194) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *