Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Soạn văn 9 tập 2 bài 20 (trang 31) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo), vô cùng hữu ích.

Soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo
Soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo

Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo tài liệu được chúng tôi giới thiệu. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.

Soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo

I. Thành phần gọi – đáp

Đọc các đoạn trích sau đây (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi

a. – Này , bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

b. – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

– Thưa ông , chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

2. Những từ ngữ được dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Gợi ý:

1. Từ “này” dùng để gọi, từ “thưa ông” dùng để đáp.

2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

3.

  • Từ “này” được dùng để tạo lập cuộc thoại.
  • Từ “thưa ông” được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.

II. Thành phần phụ chú

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi:

a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh , chưa đầy một tuổi.

Tham khảo thêm:   Truyện Ba chú heo con (Có file MP3) Đọc truyện Ba chú heo con

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà )

b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy , và tôi càng buồn lắm.

(Nam Cao, Lão Hạc )

1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

3. Trong câu (b), cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?

Gợi ý:

1. Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm Vì các từ ngữ in đậm là thành phần phụ chú của câu, nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này.

2. Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.

3. Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” làm thành phần phụ chú nhằm giải thích đó là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng.

Tổng kết:

– Các thành phần gọi – đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.

– Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

– Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau và cho biết từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên – dưới hay ngang hàng, thân sơ)?

  • Thành phần gọi đáp: Này (dùng để gọi), vâng (dùng để đáp).
  • Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.

Câu 2. Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Thành phần gọi đáp: “Bầu ơi”. Lời gọi – đáp hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu chia tay giáo viên chuyển trường (6 mẫu) Lời phát biểu khi chuyển công tác hay nhất

Câu 3. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích ở SGK và cho biết chúng bổ sung điều gì.

  • Câu a: “kể cả anh” – bổ sung cho “chúng tôi, mọi người”
  • Câu b: “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” – bổ sung cho “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”
  • Câu c: “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” – bổ dùng cho “lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai”
  • Câu d: “có ai ngờ; thương thương quá đi thôi” – bổ sung cho thái độ ngạc nhiên của người nói; thể hiện tình cảm thương mến của người nói.

Câu 4. Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

  • Câu a: giải thích cho cụm từ “mọi người”
  • Câu b: “Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”
  • Câu c: “lớp trẻ”
  • Câu d: thái độ dành cho “cô bé nhà bên”.

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Gợi ý:

– Mẫu 1: Đất nước ta chuẩn bị bước vào thế kỉ mới – thế kỉ của hội nhập và phát triển. Bởi vậy, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần chuẩn bị cho mình những hành trang. Đó là tri thức, kĩ năng và thói quen tích cực được coi là điều kiện cần và đủ để đứng trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Nhưng để có được hành trang như vậy, chúng ta cần phải có được phương pháp học tập hiệu quả, chủ động trau dồi kiến thức thức kĩ năng cũng như phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. Việc được rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hãy tích cực học hỏi để xứng đáng với tư cách của một chủ nhân đất nước.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 56, 57, 58, 59

Thành phần phụ chú: thế kỉ của hội nhập và phát triển

– Mẫu 2: Để bước vào thế kỉ mới, con người Việt Nam cần chuẩn bị những hành trang cần thiết. Đầu tiên, tri thức, kĩ năng và thói quen tích cực được coi là điều kiện cần và đủ để đứng trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Tiếp đến, chúng ta cần có phương pháp học tập hiệu quả, chủ động trau dồi kiến thức thức kĩ năng của bản thân. Đồng thời, mỗi người cần tìm ra phát huy những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu. Thế hệ trẻ – những chủ nhân của đất nước hãy tích cực hoàn thiện bản thân, để trở thành những công dân toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Thành phần phụ chú: những chủ nhân của đất nước

* Bài tập ôn luyện:

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)

b. Tôi mở tung cửa, chạy ra hành lang, rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên như một con dở người:

– Trời ơi, dậy mau! Mưa đá!

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

c. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.

(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)

d.

– Này, em không để chúng nó yên được à?

Nó vênh mặt:

– Mèo mà lại! Em không phá là được…

(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

Gợi ý:

a. Thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt

b. Thành phần cảm thán: trời ơi

c. Thành phần tình thái: hẳn có lẽ

d. Thành phần gọi – đáp: này

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Soạn văn 9 tập 2 bài 20 (trang 31) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *