Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn 6. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Bức tranh của em gái tôi, thuộc sách Cánh Diều.
Mời các bạn bạn học sinh lớp 6 cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Kiến thức Ngữ Văn
1. Một số khái niệm
– Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp; cốt truyện thường không chia thành nhiều tuyến; chi tiết cô đúc; lời văn mang nhiều ẩn ý…
– Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ…
– Lời người kể chuyện là lời của người đã kể lại câu chuyện. Lời nhân vật là lời của một nhân vật trong truyện.
2. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích…) của sự việc được nêu trong câu.
3. Tả cảnh sinh hoạt
Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả, tái hiện hoạt động của con người trong đời sống, lao động hoặc quá trình tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội…
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi – Mẫu 1
1. Chuẩn bị
– Truyện kể về câu chuyện của hai anh em, người em có tài năng hội họa và tấm lòng nhân hậu đã giúp anh trai nhận ra hạn chế của mình.
– Truyện có những nhân vật: người anh (tôi), Kiều Phương, bố, mẹ, chú Tiến Lê. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Người anh là một cậu bé tự ti, đố kị với tài năng của em gái.
– Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất sẽ giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, cũng như nhân vật kể chuyện có thể bộc lộ suy nghĩ về hành động của mình.
– Truyện nêu lên vấn đề tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Truyện đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người.
– Tác giả Tạ Duy Anh:
- Sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Hiện ông đang công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.
- Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.
- Một số tác phẩm: Thiên thần sám hối (tiểu thuyết), Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn), Dưới bàn tay vô hình (tự truyện), Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết)…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Từ nhan đề và hình minh họa, em có thể đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì?
Nội dung chính của truyện nói về bức tranh của em gái tôi.
Câu 2. Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể với ai?
Người kể câu chuyện ở ngôi thứ nhất. Kể với người đọc.
Câu 3. Tại sao nhân vật tôi lại bí mật theo dõi em gái?
Nhân vật tôi cảm thấy tò mò về hành động của em gái.
Câu 4. Phần 2 giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Tài năng của con người cũng cần có sự phát hiện và giúp đỡ từ người khác.
Câu 5. Chú ý sự thay đổi của nhân vật “tôi” qua tâm trạng, suy nghĩ và hành động ở phần 3.
- Cảm thấy buồn bã, ganh tị.
- Cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
- Lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình.
- Khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.
Câu 6. Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?
– Khi em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất. Người em muốn chia sẻ niềm vui với anh trai, nhưng người anh lại lạnh lùng gạt ra.
– Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất, người anh đã cảm thấy vô cùng xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.
Câu 7. Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?
Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất thơ mộng nữa.
Câu 8. Chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi”.
Người anh đã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, xúc động và cảm thấy xấu hổ.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tắt nội dung câu chuyện trong khoảng 8 – 10 dòng.
– Truyện kể về câu chuyện của hai anh em, người em có tài năng hội họa và tấm lòng nhân hậu đã giúp anh trai nhận ra hạn chế của mình.
– Tóm tắt: Truyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo). Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ chú Tiến Lê – người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.
Xem thêm: Tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi
Câu 2. Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương).
– Người anh tự tin, ghen tị với em gái:
- Khi bố mẹ vui mừng vì tài năng của em, Bố mẹ vui mừng người anh lại cảm thấy buồn bã, ganh tị.
- Tự mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
- Trở nên gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.
– Người em hồn nhiên, nhân hậu và thương anh:
- Kiều Phương vui vẻ khi được đặt biệt danh là “Mèo”, thậm chí còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
- Cô bé thường chế ra những màu vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen…
- Kiều Phương tham dự Hội thi trại hè vẽ tranh quốc tế đạt giải Nhất với bức tranh vẽ anh trai của mình.
Câu 3. Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?
– Nhân vật người em được tái hiện qua hành động:
- Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
- Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”.
- Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.
- Cô bé thường chế ra những màu vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen…
– Nhân vật người anh được chú ý miêu tả tâm trạng:
- Tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
- Tự cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
- Khi đứng trước bức tranh được tặng giải Nhất của em gái, tâm trạng của người anh: Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ…
Câu 4. Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi:
a. Tại sao người anh “muốn khóc quá”?
Người anh cảm động trước tình cảm của em gái, ân hận về suy nghĩ và việc làm của mình.
b. Câu nói “Không phải con đâu. Đẩy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em hiểu gì về người anh?
Người anh có bản chất không hề xấu, giàu tình yêu thương, biết sửa chữa sai lầm.
c. Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?
Điều bất ngờ là bức tranh đạt giải Nhất của Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình. Nhờ vậy người anh nhận ra sai lầm của bản thân.
Câu 5. Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”. Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?
- Sau dấu ba chấm là suy nghĩ không tốt đẹp của người anh về em gái.
- Điều đó thể hiện tâm trạng ân hận của người anh. Mỗi người chắc hẳn đều từng trải qua tâm trạng như vậy.
Câu 6. Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?
Truyện đề cao tình yêu thương trong sáng, nhân hậu của con người. Điều đó đem đến bài học quý giá cho con người.
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi – Mẫu 2
1. Tác giả
– Tạ Duy Anh, sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
– Hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.
– Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.
– Một số tác phẩm: Thiên thần sám hối (tiểu thuyết), Bức tranh của em gái tôi (truyện ngắn), Dưới bàn tay vô hình (tự truyện), Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết)…
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
- In trong tập “Con dế ma” (xuất bản 1999).
b. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Em không phá là được…”: Giới thiệu về nhân vật người em.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng”: Người em bí mật vẽ tranh và tài năng được phát hiện.
- Phần 3. Tiếp theo đến “nó như chọc tức tôi”: Tâm trạng, thái độ của người anh trước tài năng của em gái.
- Phần 4. Còn lại: Người em đi thi, câu chuyện về bức tranh đoạt giải và sự hối hận của người anh.
c. Tóm tắt
Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm. Một lần tình cờ chú Tiến Lê – bạn thân của bố đến chơi và phát hiện ra tài năng hội họa của cô bé. Kể từ đó, mọi sự chú ý trong gia đình đều dồn vào Kiều Phương. Điều đó khiến người anh cảm thấy tự ti vì bản thân không có tài năng, đồng thời càng trở nên ghen tị với em gái. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương đã tham gia trại thi vẽ tranh quốc tế. Bức tranh của cô bé giành giải Nhất. Kiều Phương sung sướng muốn anh trai cùng đi nhận giải. Đến khi nhìn thấy bức tranh, nhận ra Kiều Phương vẽ mình thật đẹp, người anh cảm thấy ngạc nhiên, xúc động và xấu hổ trước tấm lòng của em.
3. Đọc – hiểu văn bản
a. Nhân vật người anh trai
– Trước khi phát hiện ra tài năng của em gái:
- Đặt cho em gái cái biệt danh là “Mèo”
- Tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
- Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con, thường xuyên bắt bẻ em.
– Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện:
- Bố mẹ vui mừng người anh lại cảm thấy buồn bã, ganh tị.
- Cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
- Lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình.
- Khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước.
– Khi em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất:
- Người em muốn chia sẻ niềm vui với anh trai, nhưng người anh lại lạnh lùng gạt ra.
- Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất, người anh đã cảm thấy vô cùng xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.
b. Nhân vật Kiều Phương
– Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ:
- Kiều Phương vui vẻ khi được đặt biệt danh là “Mèo”, thậm chí còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
- Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
- Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”.
- Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.
=> Một nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu.
– Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa:
- Cô bé thường chế ra những màu vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen…
- Qua lời khen của chú Tiến Lê: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”.
- Thái độ của người thân trong gia đình: Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.
- Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.
– Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu:
- Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng.
- Lời người anh trai muốn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bức tranh của em gái tôi – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 70 sách Cánh Diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.