Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 33 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sóng thần là một trong những thiên tai vô cùng nguy hiểm. Văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần?” được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần
Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần

Wikihoc.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Bạn đã biết gì về sóng thần?. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

Sơ đồ tư duy Bạn đã biết gì về sóng thần?

Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?

Chuẩn bị đọc

Em đã biết gì về sóng thần? Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?

Gợi ý:

– Sóng thần là một thiên tai, thường xảy ra ở những vùng có biển. Sóng thần xảy ra có thể gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn.

– Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần cố gắng tìm chỗ trú ẩn an toàn (nơi có độ cao, cách bờ biển…).

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Cố nhân tình

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?

Nhan đề cho em biết văn bản viết về sóng thần, còn đề mục của văn bản cho em biết các nội dung được triển khai trong văn bản.

Câu 2. Đọc quét hai đoạn đầu của văn bản và cho biết điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?

Sóng thần trở nên đáng sợ với con người là khi nó đến gần bờ.

Câu 3. Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?

Hình ảnh minh họa có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn. Vì hình ảnh giúp người đọc thấy được sóng thần đã gây ra thảm họa cho con người.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

– Mục đích: Cung cấp những thông tin cần thiết về sóng thần để người đọc biết cách phòng tránh cũng như ứng phó khi gặp phải sóng thần.

– Đặc điểm của văn bản giúp nhận ra mục đích: Văn bản viết về sóng thần với đầy đủ thông tin từ: Sóng thần là gì?; Cơ chế hình thành sóng thần; Nguyên nhân; Dấu hiệu sắp có sóng thần; Các thảm họa sóng thần trong lịch sử.

Tham khảo thêm:   Những tác dụng bất ngờ của miến dong đối với sức khoẻ

Câu 2. Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:

a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa… A-lát-xca năm 1958 cao đến 525 m.

b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất… trong khu vực “vòng đai lửa châu Á-Thái Bình Dương”.

c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình… đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến.

Gợi ý:

a.

  • Cách trình bày thông tin: cấu trúc so sánh và đối chiếu
  • Căn cứ: So sánh, đối chiếu mức độ nguy hiểm của sóng thần khi sóng thần ở ngoài khơi xa, dịch chuyển trên đại dương và tiến lại gần bờ.

b.

  • Cách trình bày thông tin: Mức độ quan trọng của đối tượng
  • Căn cứ: Nêu ra nguyên nhân quan trọng nhất (động đất), rồi mới kể đến một số nguyên nhân khác (ngoài ra còn do núi lửa phun trào…) sau đó nêu dẫn chứng từ thực tế để chứng minh (thảm họa sóng thần xảy ngày 26/12/2004)

c.

  • Cách trình bày thông tin: Mức độ quan trọng của đối tượng
  • Căn cứ: Nêu ra các dấu hiệu có sóng thần (Dấu hiệu đầu tiên…, Hoặc bạn có thể thấy…)

Câu 3. Tìm thông tin cơ bản của đoạn văn: “Sóng thần đã được nhắc đến… Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê”. Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết này trong đoạn văn.

Tham khảo thêm:   Cách làm thiệp trái tim 3D dành tặng vợ, người yêu dịp 8/3

– Thông tin cơ bản của đoạn văn: Từ thời thượng cổ, sóng thần đã gây ra những thảm họa khủng khiếp cho con người.

– Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết: sóng thần tại A-lếch-xan-đri-a năm 365, sóng thần ở In-đô-nê-xi-a năm 1883, sóng thần ở Nhật Bản năm 1896, sóng thần ở Chi-lê năm 1960, sóng thần ở Phi-líp-pin năm 1976, sóng thần ở Pa-pua Niu Ghi-nê năm 1998.

– Vai trò: minh họa để làm rõ hơn thông tin cho văn bản.

Câu 4. Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.

– Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ đồ

– Hiệu quả biểu đạt: làm cho thông tin trở nên trực quan hơn, rõ ràng hơn, giúp người đọc dễ hình dung hơn những thông tin được cung cấp trong văn bản.

Câu 5. Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần?

Những hiểu biết như: sóng thần là gì, cách nhận biết, cách phòng tránh,…

Câu 6. Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.

Học sinh tự thiết kế.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 33 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *