Bạn đang xem bài viết ✅ So sánh tính bảo mật giữa DNS và VPN ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong những năm gần đây, các dịch vụ được thiết kế để cho phép bạn truy cập vào nội dung bị hạn chế theo vị trí địa lý từ mọi nơi trên thế giới đã bùng nổ mạnh mẽ.

Ban đầu, VPN là dịch vụ nổi bật nhất, nhưng với sự kiểm soát VPN chặt chẽ bởi các dịch vụ như Netflix và BBC iPlayer thì một số người dùng đã chuyển sang các nhà cung cấp DNS thông minh. Theo những người đã sử dụng cả VPN và DNS thì mỗi dịch vụ đều có ưu và nhược điểm riêng của mình.

Thay đổi các máy chủ DNS hoặc sử dụng một VPN có thể có những lợi ích ngoài mong muốn bên ngoài việc chặn theo vị trí địa lý. Tuy nhiên, nhiều người dùng lại không quan tâm đến những lợi ích đó. Vậy VPN và DNS, đâu là dịch vụ có tính bảo mật tốt hơn?

1. VPN là gì?

VPN

VPN (Mạng riêng ảo) cho phép bạn kết nối với một mạng riêng bảo mật từ xa. Chúng được sử dụng rộng rãi bởi các công ty để cho phép nhân viên truy cập vào cơ sở dữ liệu và ứng dụng quan trọng trong kinh doanh khi họ không ở văn phòng.

Kết nối với một VPN (như ExpressVPN, OneVPN hoặc bất kỳ một nhà cung cấp nào khác) sẽ hướng tất cả lưu lượng Internet đến một mạng mới và bạn thực hiện hiệu quả việc duyệt web qua mạng đó.

Ngoài đi vòng quanh việc chặn theo vị trí địa lý, VPN nâng cao đáng kể tính bảo mật và sự riêng tư khi online của bạn. Trong một thời đại có vẻ như mọi công ty trên thế giới đều đang cố gắng truy cập vào dữ liệu và lịch sử trình duyệt của bạn thì mọi người nên sử dụng VPN để an toàn hơn.

Tham khảo thêm:  

VPN giúp đỡ trong việc truy cập vào nội dung bị hạn chế như thế nào?

Khi kết nối với một VPN, máy tính của bạn hoạt động như nó đang ở vị trí thực của mạng VPN. Quan trọng hơn, các trang web thấy một địa chỉ IP ở một vị trí cụ thể và tự động giả định rằng bạn đang ở đó.

Chẳng hạn như, bạn sống ở Việt Nam và kết nối với một VPN ở Hoa Kỳ thì trang web sẽ hiển thị phiên bản Hoa Kỳ của trang đó.

VPN có nhược điểm gì?

Trong một vài năm vừa qua, nhiều trang web cung cấp nội dung phát trực tuyến đã bắt đầu chặn người dùng trên VPN. Các công ty so sánh một danh sách những địa chỉ IP được sử dụng bởi các nhà cung cấp VPN và chặn bất kỳ lưu lượng nào có nguồn gốc từ chúng.

Các ảnh hưởng bảo mật của VPN

Các ảnh hưởng bảo mật của VPN

VPN là vũ khí số một trong cuộc chiến chống lại những con mắt tò mò. Nếu bạn sử dụng một VPN, lợi ích lớn nhất là mã hóa lưu lượng. Một hacker sẽ không thể nhìn thấy bạn đang làm gì cũng như ISP của bạn. Nó đi qua một đường hầm bảo mật đến mạng VPN và sẽ không được hiển thị bởi bất cứ ai cho đến khi nó truy cập vào Internet công cộng. Hãy nhớ rằng, nếu bạn chỉ truy cập vào các trang HTTPS thì trình duyệt của bạn sẽ luôn được mã hóa.

Nếu chọn một nhà cung cấp VPN, bạn vẫn cần phải cảnh giác với các giao thức VPN. Hầu hết các nhà cung cấp đều cung cấp SSL/TLS, PPTP, IPSec và L2TP, nhưng không phải tất cả đều bình đẳng, đặc biệt từ quan điểm bảo mật. Chẳng hạn như, có những lỗ hổng được biết đến với PPTP, với nhiều vấn đề từ quá trình xác thực mà nó sử dụng. Theo nguyên tắc chung, bạn nên sử dụng các giao thức SSL.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 5: Lesson 3 Unit 5 trang 38 Global Success (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tập 1

Các VPN an toàn nhất về nhận thức thậm chí sẽ không ẩn danh đăng nhập lưu lượng. Về mặt lý thuyết, các đăng nhập có thể cho phép một nhà cung cấp VPN kết hợp địa chỉ IP với dấu thời gian cho một trong những khách hàng của họ.

2. DNS là gì?

DNS

DNS (Domain Name System) là hệ thống tên miền. Nó giống như cuốn danh bạ điện thoại của Internet. Máy chủ DNS chịu trách nhiệm cho ghép nối các miền web (như google.com) với địa chỉ IP cơ bản của trang web.

Như vậy, việc thay đổi nhà cung cấp DNS của bạn từ dịch vụ mặc định của ISP có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời, bao gồm trình duyệt nhanh hơn, phụ huynh có quyền kiểm soát và công nghệ bảo mật được tăng cường.

Không giống như DNS thông thường, DNS thông minh hướng người dùng đến một máy chủ proxy được thiết kế đặc biệt để giúp ngăn chặn nội dung bị hạn chế.

Các máy chủ DNS có giúp truy cập vào nội dung bị chặn không?

Với độ tin cậy bị giảm đáng kể của VPN để truy cập vào nội dung bị chặn, người dùng đã chuyển sang các nhà cung cấp DNS thông minh.

Nguyên tắc cũng giống như VPN, cả máy tính của bạn và những trang web bạn truy cập đều bị giả mạo rằng bạn đang ở một nơi nào khác từ vị trí thực của mình. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại cho người sử dụng là như nhau nhưng quá trình lại khác nhau.

Một DNS thông minh sẽ nhận thông tin về vị trí người sử dụng và thay đổi nó sang một vị trí mới trước khi giải quyết các truy vấn IP. Nó làm điều này bằng cách định tuyến tất cả lưu lượng của bạn thông qua một máy chủ proxy chuyên dụng. Máy chủ này nằm ở quốc gia mà trang web bạn truy cập đến từ đó.

Tham khảo thêm:  

Các ảnh hưởng bảo mật của DNS thông minh

Các ảnh hưởng bảo mật của DNS thông minh

Những máy chủ thông minh DNS không phải là các biện pháp bảo mật. Một số nhà cung cấp DNS hàng đầu giới thiệu công nghệ như DNS-over-HTTPS và DNSSEC, nhưng bạn sẽ không tìm thấy những tính năng này trên các dịch vụ mà chỉ tập trung vào việc giả mạo vị trí của bạn.

Quan trọng hơn, các máy chủ DNS không mã hóa dữ liệu của bạn. Điều này tăng tốc độ đáng kể so với VPN, nhưng chúng sẽ không che dấu lưu lượng từ các công ty, trang web, ISP của bạn, chính phủ hoặc bất cứ ai khác muốn theo dõi bạn. Cuối cùng, tất cả lưu lượng của bạn sẽ bị ghi lại so với địa chỉ IP và bất kỳ ai có các công cụ chuẩn đều có thể xem được.

Bạn sẽ đặt bản thân mình vào nguy cơ tấn công từ người trung gian (MITM). Các cuộc tấn công MITM xảy ra khi một kẻ tấn công chặn và thay đổi lưu lượng giữa hai bên mà họ tin rằng họ đang giao tiếp trực tiếp với nhau.

Các máy chủ DNS là một trong những cách các hacker mở ra những cuộc tấn công MITM. Nó rất dễ dàng cho một nhà cung cấp DNS thông minh đưa ra một cái giá rẻ và sau đó chiếm quyền điều khiển DNS trên tất cả các khách hàng.

Trước khi đăng ký với một nhà cung cấp DNS thông minh, bạn hãy bỏ thời gian để tìm hiểu về chính sách bảo mật của công ty. Nó sẽ giúp làm sáng tỏ những gì nhà cung cấp đang khai thác, những gì họ biết về bạn và liệu hó có thu thập dữ liệu của bạn hay không.

VPN và DNS đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bảo mật và riêng tư là vấn đề bạn luôn đặt hàng đầu thì hãy chọn VPN tuy nhiên bạn sẽ phải trải nghiệm tốc độ mạng chậm vì VPN mã hóa dữ liệu của bạn và sẽ bị chặn theo vị trí địa lý. Nếu không, hãy sử dụng DNS.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết So sánh tính bảo mật giữa DNS và VPN của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *