Bạn đang xem bài viết Ráy tai là gì? Có cần thiết phải lấy ráy tai không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Ráy tai (hay cerumen), là chất tiết tích tụ thành lớp mỏng trên da ống tai ngoài. Ráy tai ở con người và đa số các động vật có vú. Khoa học chứng minh rằng, ráy tai trong ống tai sẽ trộn lẫn với bụi bẩn, mồ hôi và các tế bào chết. Như vậy, ráy tai sẽ giúp ngăn chặn sự tấn công của nấm, vi khuẩn, côn trùng từ bên ngoài, giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến thính giác của con người.

Như vậy, để hiểu rõ hơn về ráy tai để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, hãy cũng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Vì sao có ráy tai khô, ráy tai ướt?

Sự hình thành ráy tai thật ra là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Quá trình này có thể khác nhau tùy theo cơ địa, lứa tuổi, môi trường, và chế độ ăn uống. Có 2 loại ráy áy tai là ráy tai khô và ráy tai ướt, chúng phụ thuộc vào từng người, bởi sự hoạt động khác nhau của tuyến ráy tai.

Phần lớn người Việt Nam thường có ráy tai khô. Tuy vậy, dù ráy tai khô hay ráy tai ướt thì chúng vẫn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ ống tai và thính giác.

Theo một số nghiên cứu, ráy tai ướt hoặc khô cũng có thể do gen di truyền. 95% người Châu Á, Thái Bình Dương và châu Mỹ sẽ có ráy tai khô. Còn người châu Âu, châu Phi thường có ráy tai ướt. Điều này cũng được lý giải như cách tiến hóa và thích nghi của con người ở các điều kiện khí hậu khác nhau.

Trên thực tế, xuất hiện nhiều trường hợp bít tắc lỗ tai và mọi người quan niệm rằng đó là hệ quả của việc ráy tai tích tụ quá nhiều trong ống tai. Vậy thật chất nguyên nhân bít lỗ tai là gì? Biểu hiện ra sao? Cũng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tham khảo thêm:   Gợi ý những cách trang trí Noel trên cửa kính siêu đẹp và bắt mắt

Nguyên nhân gây bít lỗ tai

Triệu chứng bít lỗ tai

Bít lỗ tai thường sẽ có những biểu hiện như: Đau tai, nghe kém, cảm thấy bít tắc khó chịu trong tai, hoặc thậm chí còn nghe những tiếng ồn có âm cao (ringing noise) bên trong tai. Những triệu chứng trên có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 tai.

Nguyên nhân gây bít lỗ taiNguyên nhân gây bít lỗ tai

Nguyên nhân gây bít lỗ tai

Do bệnh lý: Đây có thể do bệnh lí về da hoặc cấu trúc bên trong tai của mỗi người, làm ảnh hưởng hoặc khó khăn trong việc đẩy ráy tai ra ngoài như cách bình thường. Từ đó, khối lượng ráy tai ngày càng lớn và gây bít lỗ tai.

Do ống tai hẹp: Tình trạng ống tai hẹp xuất hiện ở một số người có thể do chấn thương hoặc do bị nhiễm trùng nặng, khiến ráy tai không được đẩy ra ngoài, gây bít lỗ tai.

Do ống tai lão hóa: Ráy tai sẽ dần dần cứng và dày lúc chúng ta già đi do tình trạng lão hóa. Vì thế, ráy tai không được tống xuất ra ngoài hiệu quả như bình thường.

Do thói quen lấy ráy tai sai cách: Chúng ta vẫn hay có thói quen dùng tăm bông hoặc một số dụng cụ để lấy ráy tai. Nhưng nếu thực hiện sai cách sẽ khiến ráy tai bị đẩy vào bên trong, dần dần dẫn tới tình trạng bít tắc.

Do cơ thể tạo nhiều ráy tai quá mức: Tùy vào cơ địa mà có thể ráy tai của một số người nhiều hơn bình thường. Cũng có thể do nước vào lỗ tai hoặc do một tổn thương tai nào đó. Việc tạo ra ráy tai quá mức cũng là nguyên nhân gây bít tắc.

Các phương pháp lấy ráy tai

Dưới đây là 2 cách lấy ráy tai an toàn, mà bạn có thể áp dụng:

Nhỏ tai: Dùng dung dịch nhỏ tai chuyên dụng, nhỏ 1-2 giọt vào tai. Dung dịch này sẽ giúp ráy tai mềm và dễ dàng được đẩy ra ngoài .Tuy nhiên, những ai đang tổn thương màng nhĩ hoặc bị nhiễm trùng tai thì không nên áp dụng cách này.

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và dùng Mocha Messenger trên máy tính

Lấy ráy tai bằng phương pháp nhỏ dung dịch chuyên dụng

Rửa tai: Cách này sẽ an toàn hơn khi bạn đến và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ. Họ sẽ dùng những dung dịch chuyên dụng và an toàn để rửa tai cho bạn nhé.

Lấy ráy tai bằng phương pháp rửa tai

Tham khảo thêm: Tìm hiểu các mẹo giảm ngứa tai an toàn mà hiệu quả ai cũng nên biết

Có cần thiết lấy ráy tai thường xuyên cho bé?

Câu trả lời là không thật sự cần thiết khi thường xuyên lấy ráy tai cho bé yêu. Bởi vì:

Ráy tai là chất nhầy tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Ráy tai không làm mất vệ sinh tai hay ảnh hưởng chức nghe của thính giác.

Có cần thiết lấy ráy tai thường xuyên cho bé?

Tái tai có vai trò bôi trơn ống tai, làm ấm, chống nhiễm trùng và làm ấm cho tai. Ngoài ra, ráy tai còn giúp ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng xâm hại ống tai.

Ở trẻ nhỏ, cơ thể sẽ tự đẩy ráy tai ra ngoài thông qua qua hoạt động ăn uống khi bé nhai. Vì thế không cần thường xuyên lấy ráy tai cho bé.

Hơn nữa, nếu lấy ráy tai cho bé không đúng cách có thể làm ráy tai thụt vào sâu hơn, gây bít tắc lỗ tai, nhiễm trùng hoặc tổn thương bên trong tai.

Khi nào bé cần được lấy ráy tai?

Cũng có những trường hợp bé cần được lấy ráy tai. Quan sát khi bé có những biểu hiện:

– Đau tai, ù tai trong, nghe kém, ngứa hay chảy nước…

– Khi thấy ráy tai trong tai của bé bị nhiều lên, vón cục gây ngứa và ảnh hưởng đến chức năng nghe của bé thì có thể dùng các biện pháp do bác sĩ khuyên dùng để lấy ráy tai cho bé.

Khi ráy tai quá nhiều và ảnh hưởng đến chức năng nghe thì cần lấy ráy tai cho bé

Dùng bông ráy tai lấy ráy tai cho bé có an toàn không?

Các mẹ thấy bông ráy tai dễ sử dụng, mềm mại và có cảm giác an toàn khi tiếp xúc với tai bé nên rất chuộng dùng để vệ sinh bên trong tai bé. Nhưng mẹ cần lưu ý:

Tham khảo thêm:  

– Việc vệ sinh này thường xuyên sẽ làm rụng lông tai dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai. Đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.

– Bông ráy tai tiếp xúc nhẹ nhàng với tai bé, nhưng mẹ cẩn thận vì bé có thể phản ứng hất tay hay mọi người xung quanh tác động vào khi mẹ đang thao tác trong ống tai bé. Nó có thể gây lủng màng nhĩ, vì với trẻ màng nhĩ có thể bị thủng rách dưới áp lực nhẹ.

Nếu không cẩn trọng, bông ráy tai có thể gây tổn thương tai bé

Cách lấy ráy tai an toàn cho bé

– Phải vệ sinh, sát trùng và lau khô tay trước khi dùng bông ráy tai lấy ráy tai cho bé.

– Thao tác phải thật nhẹ nhàng và tránh lấy vào quá sâu dễ làm tổn thương tai bé.

– Nên lấy ráy tai cho bé ở nơi ít người, tránh va chạm khi đang thao tác trong tai bé.

– Nếu ráy tai bé nhiều, đặc khó lấy có thể nhỏ 1- 2 giọt nước muối sinh lý và 2 – 3 lần trong ngày cho ráy tai mềm, sau đó mới dùng bông ráy tai vệ sinh tai bé. Cách làm này sẽ khiến ráy tai mềm dễ lấy hơn và không làm bé bị đau rát.

Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý trước đó sẽ giúp ráy tai mềm và dễ làm sạch hơn

– Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, ba mẹ không dùng bông ráy tai hay vật dụng gì khác để ngoáy tai cho bé, nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé.

– Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm lau nhẹ xung quanh vành tai cho bé. Sau đó xoắn nhẹ 1 góc chiếc khăn và từ từ đưa sâu vào bên trong tai hơn, tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài mà không làm hại đến màng tai của bé.

Dùng bông ráy tai lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn trọng có thể gây tổn thương đến tai trẻ. Mẹ vẫn có thể sử dụng vật dụng này để vệ sinh phía ngoài nhưng hạn chế đưa sâu vào trong tai dễ gây nguy hiểm. Và thực tế tai trẻ cũng không cần thiết phải được vệ sinh hàng ngày đâu nhé!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ráy tai là gì? Có cần thiết phải lấy ráy tai không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *