Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều sẽ hướng dẫn thầy cô rất chi tiết quy trình, các bước dạy học Bài đọc 1, Bài đọc 2, Bài đọc 3, Bài đọc 4, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn, Góc sáng tạo, Kể chuyện hoặc trao đổi môn Tiếng Việt lớp 3 theo chương trình mới.
Qua đó, sẽ giúp thầy cô dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy, nắm được các trình tự dạy học đúng theo chuẩn của chương trình GDPT 2018 mới. Mời thầy cô cùng tải về và theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2022 – 2023
I. Yêu cầu cần đạt
1. Phẩm chất.
2. Năng lực chung.
3. Năng lực đặc thù.
3.1. Năng lực ngôn ngữ (kiến thức)
3.2. Năng lực văn học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
* ƯDCNTT:
III. Các hoạt động dạy học:
BÀI ĐỌC 1
(Gồm Tiết 1: Chia sẻ + Luyện đọc; Tiết 2: Đọc hiểu + Luyện tập)
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Chia sẻ (10 – 12’)
– GV cho HS khởi động.
– GV giới thiệu chủ đề, chủ điểm.
- HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài học.
- Chia sẻ về chủ điểm ở tiết học mở đầu mỗi bài học (tranh SGK)
- Tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
– Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Đọc thành tiếng (21 – 23’)
- GV đọc mẫu lần 1: Bài đọc của tác giả nào?
- GV (hoặc HS) chia đoạn -> HS đánh dấu số đoạn vào SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng (từ, câu, đoạn, toàn bộ văn bản).
* BÀI ĐỌC DẠNG THƠ: GV tổ chức dạy theo bổ dọc. Cụ thể:
– GV cho HS đọc thầm toàn bài, xác định từ khó đọc (dễ đọc sai) và từ cần giải nghĩa: HS thực hiện cá nhân (dùng bút chì gạch vào SGK) -> HS trao đổi trong nhóm
– GV cho HS chia sẻ từ khó, từ cần giải nghĩa ở từng khổ:
* VD: Khổ 1 + Từ khó ở dòng 1 –> HS (GV) đọc mẫu -> HS đọc theo dãy
HD giải nghĩa từ (HS đọc chú giải hoặc GV đưa thêm từ cần giải nghĩa)
– GV cho HS luyện đọc từng khổ: (Lưu ý: Chỉ khổ khó đọc mới phải hướng dẫn cách đọc)
- GV hướng dẫn cách đọc -> HS đọc mẫu (GV đọc) – HS đọc (2, 3 em)
- HS và GV nhận xét
* Đọc nối tiếp: + HS đọc trong nhóm (đôi hoặc nhóm 4)
+ HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (1 – 2 lượt)
* Đọc toàn bài: + GV hướng dẫn cách đọc (nếu cần)
+ GV (hoặc HS) đọc mẫu lần 2 -> 1-2 HS đọc cả bài
* BÀI ĐỌC DẠNG VĂN XUÔI: GV tổ chức dạy theo bổ ngang. Cụ thể:
– GV cho HS đọc thầm toàn bài, xác định câu có từ khó, câu dài, câu hội thoại và từ cần giải nghĩa có trong từng đoạn.
+ HS thực hiện cá nhân (dùng bút chì gạch vào SGK) -> HS trao đổi trong nhóm
* Đọc đoạn 1:
- HS nêu câu có từ khó, câu dài, câu hội thoại -> GV hướng dẫn cách đọc -> HS đọc mẫu (GV đọc) – HS luyện đọc theo dãy nhỏ (theo bàn)
- HD giải nghĩa từ (HS đọc chú giải hoặc GV đưa thêm từ cần giải nghĩa)
- GV hướng dẫn cách đọc đoạn -> HS (hoặc GV) đọc mẫu -> HS luyện đọc (2– 3 em)
=> Lưu ý: Chỉ thực hiện với đoạn khó (đoạn có 3 dạng câu từ khó, câu dài, câu hội thoại) không nhất thiết đoạn nào cũng thực hiện như trên.
* Đọc nối tiếp đoạn: + HS đọc trong nhóm (đôi hoặc nhóm 4)
+ HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (1 – 2 lượt)
* Đọc toàn bài: + GV hướng dẫn cách đọc
+ GV (hoặc HS) đọc mẫu lần 2 -> 1-2 HS đọc cả bài
* Nhận xét tiết 1 (1-2’)
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Khởi động (1-2’)
- GV có thể cho HS đọc lại 1 đoạn mình thích trong bài đọc 1.
- Hoặc tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
2. Hoạt động 2: Đọc – hiểu (10-12’)
- GV cho HS đọc thầm câu hỏi
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi đọc hiểu bằng nhiều hình thức và PPDH phù hợp với mỗi tiết học. VD: phỏng vấn, thảo luận nhóm, vấn đáp, ….
- GV cho HS nêu nội dung của bài đọc và liên hệ thực tế (nếu có).
3. Hoạt động 3: Luyện tập (13-15’)
* GV có thể tổ chức bằng nhiều hình thức, PPDH, kỹ thuật DH phù hợp với mỗi tiết học. VD: phỏng vấn, thảo luận nhóm, vấn đáp, trò chơi, KT khăn trải bàn, KT mảnh ghép, ….
– GV tổ chức cho HS làm các bài luyện tập:
- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS làm bài tập theo yêu cầu
– GV tổ chức cho HS chữa bài.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: (4-6’)
– GV tổ chức cho HS đọc lại toàn bài
– GV nhận xét về 2 tiết học, khen ngợi HS
– Dặn dò giao cho HS thực hiện Tự đọc sách báo.
————————-
BÀI ĐỌC 2, 3, 4
(Gồm Tiết 1: Luyện đọc; Tiết 2: Đọc hiểu + Luyện tập)
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Khởi động + KTBC (3- 5’)
- HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài học.
- Chia sẻ về chủ điểm ở tiết học mở đầu mỗi bài học (tranh SGK)
- Tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Đọc thành tiếng (25-27’)
GV làm tương tự như bài đọc 1
* Nhận xét tiết 1 (2-3’)
TIẾT 2
1. Hoạt động 1: Khởi động (2-3’)
- GV có thể cho HS đọc lại 1 đoạn mình thích trong bài đọc 1.
- Hoặc tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
2. Hoạt động 2: Đọc hiểu (10 – 12’)
- GV cho HS đọc thầm câu hỏi
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi đọc hiểu bằng nhiều hình thức và PPDH phù hợp với mỗi tiết học. VD: phỏng vấn, thảo luận nhóm, vấn đáp, ….
- GV cho HS nêu nội dung của bài đọc và liên hệ thực tế (nếu có).
3. Hoạt động 3: Luyện tập (13-15’)
* GV có thể tổ chức bằng nhiều hình thức, PPDH, kỹ thuật DH phù hợp với mỗi tiết học. VD: phỏng vấn, thảo luận nhóm, vấn đáp, trò chơi, KT khăn trải bàn, KT mảnh ghép, ….
– GV tổ chức cho HS làm các bài luyện tập:
- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS làm bài tập theo yêu cầu
– GV tổ chức cho HS chữa bài.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: (4-6’)
– GV có thể thực hiện một trong các hoạt động sau:
- GV có thể cho HS đọc lại bài đọc dưới hình thức chọn đoạn mình thích (hoặc tổ chức trò chơi: ô cửa bí mật, con số may mắn, ……)
- Hỏi HS về kiến thức học được qua bài vừa học.
————————
BÀI VIẾT 1 (Tập viết )
1. HĐ 1: Khởi động (2-3’)
2. HĐ2: Hướng dẫn viết trên bảng con (9 – 11’)
a. Hướng dẫn viết chữ hoa
– GV cho HS quan sát mẫu chữ, hướng dẫn nhận xét về đặc điểm, cấu tạo chữ (chiều cao, độ rộng, các nét).
– GV hướng dẫn cách viết chữ hoa cỡ nhỏ (2 lần) – (Chiều cao, độ rộng, các nét, không yêu cầu HS nhắc lại ):
- Lần 1: GV hướng dẫn trên chữ mẫu hoặc MH video.
- Lần 2: GV vừa viết chữ hoa vừa kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi
– HS viết chữ hoa vào bảng con (giơ bảng lần 1)
b. Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng.
*Viết tên riêng:
– GV cho HS đọc từ + kết hợp giải nghĩa từ
– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái
- Cách đặt dấu thanh, cách nối nét, khoảng cách giữa các chữ,…
– GV lưu ý HS những điểm khó viết + Hướng dẫn cách viết
– HS viết vào bảng con
* Viết câu ứng dụng:
– GV cho HS đọc câu ứng dụng + kết hợp nêu nội dung câu ứng dụng.
– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái
- Cách đặt dấu thanh, cách nối nét, khoảng cách giữa các chữ,…
– GV lưu ý HS những điểm khó viết
+ Hướng dẫn cách viết chữ có chứa chữ hoa vừa ôn.
3. HĐ3: Hướng dẫn viết vở (12-14’)
- HS đọc nội dung bài viết. GV cho quan sát bài mẫu (tùy GV), hướng dẫn cách viết
- HS viết bài.
- GV theo dõi, uốn nắn.
4. HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (5-7’)
- GV đánh giá:Soi khoảng 5 – 7 bài; nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm,
- GV nhận xét tiết học, động viên kết quả tốt hoặc sự tiến bộ của HS.
————————-
BÀI VIẾT 3 (Chính tả)
* Dạng 1: Nghe – viết
1. HĐ 1: Khởi động (2 – 3’)
2. HĐ 2: Bài mới (20 – 22’)
a. Hướng dẫn nghe viết (4 – 6’)
- GV đọc bài nghe – viết.
- GV hướng dẫn HS hiểu nội dung bài nghe – viết (từ ngữ khó, ý nghĩa của bài,…).
* Nêu ý nghĩa hoặc nội dung với bài viết ngoài
+ Từ khó: HS đọc thầm, phát hiện từ khó trao đổi trong nhóm -> HS chia sẻ -> HS phân tích -> HS đọc lại từ
-> HS viết những từ vừa phân tích vào bảng con.
b. Viết chính tả (12 – 14’)
- GV nhắc HS cách cầm bút, tư thế ngồi
- GV đọc cho HS viết (mỗi lần đọc 1 cụm từ 2 lần)
- HS viết bài vào vở Luyện viết hoặc vở ô li.
- GV đọc chậm 1 lượt, HS soát lại bài, sửa lỗi.
c. Chấm chữa (2 – 3’)
- GV soi một vài bài viết của HS lên màn hình, hướng dẫn HS nhận xét (tự nhận xét, nhận xét bạn )
- GV đánh giá theo hướng động viên kết quả tốt hoặc sự tiến bộ của HS.
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều Các bước dạy Tiếng Việt lớp 3 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.