Bạn đang xem bài viết ✅ Quy tắc phân biệt dấu hỏi, dấu ngã trong Tiếng Việt Cách phân biệt dấu hỏi dấu ngã cực chuẩn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong tiếng Việt, người viết thường mắc sai lỗi chính tả nhiều nhất là hai dấu hỏi và dấu ngã. Vì vậy hôm nay Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn đọc Quy tắc phân biệt dấu hỏi, ngã trong Tiếng Việt.

Hy vọng với bài viết này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức, trau dồi kĩ năng phát âm, luyện viết một cách chính xác nhất. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm tài liệu cách viết đúng chính tả: l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

I. Xác định đó là từ thuần Việt hay từ Hán Việt

A. Đối với từ Hán Việt

* Mẹo

“Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã”

(Chú ý các âm đầu : M – N – Nh – V – L – D – Ng)

* Luật

Với các từ Hán Việt, những từ có âm đầu là M – N – Nh – V – L – D – Ng thì viết dấu ngã.

Ví dụ:

  • Mĩ mãn, mã lực, mãnh hổ, từ mẫu
  • Truy nã, nỗ lực, nữ giới, trí não
  • Nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc
  • Thành lũy, lữ hành, kết liễu, lễ độ
  • Vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai
  • Dã man, hướng dẫn, dũng cảm, diễm lệ
  • Ngữ nghĩa, hàng ngũ, vị ngã, ngưỡng mộ

Ngoại lệ: Ngải (ngải cứu – tên cây thuốc).

Ngoài 7 âm đầu trên, các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi.

Ví dụ: Ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩn hiện, ẩu đả, ỷ lại, yên ổn, yểu mệnh, ủng hộ, ủy ban, ủy lạo, ngự uyển, chủ nhật, chủng tộc, chẩn bệnh, chứng chỉ, khả ái, khởi nghĩa, khảng khái, khử trùng, giảng giải, học giả, giản dị, gia giảm, xử sự, xả thân, xưởng thợ, kỉ niệm, ích kỉ, gia phả, phản bội, phỉ báng, kết quả, quảng đại, quỷ quyệt, thủ đô, thưởng thức, thải hồi, xử trảm, phát triển, trở lực

B. Đối với từ thuần Việt

1) Đối với từ thuần Việt, các TỪ LÁY đều viết theo luật sau:

HUYỀN – NGÃ – NẶNG

HỎI – SẮC – NGANG (Không dấu)

Mẹo nhớ bằng thơ:

“Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau
Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào”

Nghĩa là:

Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.
Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý bài Nói với con (7 mẫu) Dàn ý bài thơ Nói với con của Y Phương

Ví dụ:

  • Huyền – Ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, vẽ vời …
  • Nặng – Ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo …
  • Ngã – Ngã: lỗ lã, dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo …
  • Ngang – Hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ, trong trẻo …
  • Sắc – Hỏi: nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ …
  • Hỏi – Hỏi: lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ …

Ngoại lệ:

  • bền bỉ
  • chàng hảng
  • chồm hổm
  • chèo bẻo
  • gọn lỏn
  • hồ hởi
  • hẳn hoi
  • khe khẽ
  • lam lũ

2) Các từ thuần Việt khởi đầu bằng nguyên âm thì viết dấu hỏi.

Ví dụ: ủ phân, ở nhà, ửng hồng, cái bảng, ẩm ướt, ẩu tả …

Trừ 5 chữ:

  • ẵm (con).
  • ễ (mình).
  • ễnh (bụng).
  • ễnh (ương).
  • ưỡn (ngực).

3) Với các từ gộp âm thì viết dấu hỏi

Ví dụ:

  • Ảnh (anh + ấy), ổng, cổ, (bữa) hổm, (ở) trỏng, trển, bển, …
  • Bả (bà + ấy), dỉ, (ở) đẳng, ngoải …
  • Chỉ (chị + ấy), cẩu, mở, dưởng, nẩu (nậu + ấy : “họ”), (làm) vẩy (vậy + đó).
  • Chửa (chưa + có), khổng (hổng, hỏng) …
  • Phỏng (phải + không).

Trừ: Hỗi giờ (hồi + nảy tới giờ).

II. Dùng từ láy theo quy ước

  • Dấu hỏi đi với sắc và ngang
  • Dấu ngã đi với huyền và nặng
  • Các thanh ngang (viết không có dấu) và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả…
  • Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ…

Quy tắc từ láy chỉ cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã sau đây:

  • ã: ầm ã, ồn ã
  • sã: suồng sã
  • thãi: thừa thãi
  • vãnh: vặt vãnh
  • đẵng: đằng đẵng
  • ẫm: ẫm ờ
  • dẫm: dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm
  • gẫm: gạ gẫm
  • rẫm: rờ rẫm
  • đẫn: đờ đẫn
  • thẫn: thờ thẫn
  • đẽ: đẹp đẽ
  • ghẽ: gọn ghẽ
  • quẽ: quạnh quẽ
  • kẽo: kẽo kẹt
  • nghẽo: ngặt nghẽo
  • nghễ: ngạo nghễ
  • nhễ: nhễ nhại
  • chễm: chiễm chệ
  • khễng: khập khễng
  • tễng: tập tễnh
  • nghễu: nghễu nghện
  • hĩ: hậu hĩ
  • ĩ: ầm ĩ
  • rĩ: rầu rĩ, rầm rĩ
  • hĩnh: hậu hĩnh, hợm hĩnh
  • trĩnh: tròn trĩnh
  • xĩnh: xoàng xĩnh
  • kĩu: kĩu kịt
  • tĩu: tục tĩu
  • nhõm: nhẹ nhõm
  • lõng: lạc lõng
  • õng: õng ẹo
  • ngỗ: ngỗ nghịch, ngỗ ngược
  • sỗ: sỗ sàng
  • chỗm: chồm chỗm
  • sỡ: sặc sỡ, sàm sỡ
  • cỡm: kệch cỡm
  • ỡm: ỡm ờ
  • phỡn: phè phỡn
  • phũ: phũ phàng
  • gũi: gần gũi
  • hững: hờ hững

Ngoài ra còn có 19 âm tiết dấu ngã khác dùng như từ đơn tiết mà có dạng láy ví dụ như:

Cần phải nhớ cãi cọ khác với củ cải, nghĩ ngợi khác với nghỉ ngơi, nghỉ học.

Như vậy quy tắc hài thanh cho phép viết đúng chính tả 63 âm tiết dấu ngã.

Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùng:

Ngãi, tãi, giãn (dãn), ngão, bẵm, đẵm (đẫm), giẵm (giẫm), gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy (dãy), gẫy (gãy), nẫy (nãy), dẽ, nhẽ (lẽ), thẽ, trẽ, hẽm (hẻm), trẽn, ẽo, xẽo, chễng, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi (trỗi), giỗi (dỗi), thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn (giỡn), xũ, lũa, rũa (rữa), chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn (nhũn), cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu.

Tôi để ý thấy rất nhiều lỗi chính tả ở những âm tiết rất thường dùng sau đây: đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), dẫu (dẫu sao), mãi (mãi mãi), mỗi, những, hễ (hễ nói là lam), hỡi (hỡi ai), hãy, hẵng.

Cũng có những trường hợp ngoại lệ như:

1. Dấu ngã: đối đãi (từ Hán Việt), sư sãi (từ Hán Việt), vung vãi (từ ghép), hung hàn (từ Hán Việt), than vãn, ve vãn, nhão nhoét (so sánh: nhão nhẹt), minh mẫn (từ Hán Việt), khe khẽ (so sánh: khẽ khàng), riêng rẽ, ễng ương, ngoan ngoãn, nông nỗi, rảnh rỗi, ủ rũ . .

2. Dấu hỏi: sàng sảy (từ ghép), lẳng lặng, mình mẩy, vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, sừng sỏ, học hỏi, luồn lỏi, sành sỏi, vỏn vẹn, mềm mỏng, bồi bỏ, chồm hổm, niềm nở, hồ hởi…

III. Họ và trạng từ dấu ngã

– Họ Nguyễn, Võ, Vũ, Đỗ, Doãn, Lữ, Lã, Mã, Liễu, Nhữ

– Cũng, vẫn, sẽ, mãi, đã, những, hỡi, hễ, lẽ ra, mỗi, nữa, dẫu …

IV. Dùng dấu bằng cách suy luận theo nghĩa.

Ví dụ:

NỔI – NỖI:

– Chỉ sự trổi lên hơn mức bình thường thì dấu hỏi (nổi trội, nổi bật, nổi danh, nổi tiếng, nổi mụn, nổi gân, nổi điên, nổi giận, nổi xung, nổi hứng, nổi sóng, nổi bọt, nổi dậy, chợ nổi, nông nổi, làm nổi, trôi nổi, hết nói nổi, chịu hết nổi, gánh không nổi)

– Cái nào mang tính biểu cảm thì dấu ngã (khổ nỗi, đến nỗi nào, làm gì nên nỗi, nỗi lòng, nỗi niềm, nỗi ước ao, nỗi nhục, nỗi oan, nỗi hận, nỗi nhớ)

NGHỈ – NGHĨ:

– Liên quan đến sự dừng lại một hoạt động thì dấu hỏi (nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc, nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ mệt, nghỉ dưỡng, nghỉ chơi, nghỉ mát, nghỉ thở, nghiêm nghỉ, nhà nghỉ, an nghỉ)

Tham khảo thêm:   File nghe Tiếng Anh 3 sách Chân trời sáng tạo Audio Tiếng Anh lớp 3 - Family and Friends

– Thể hiện cảm xúc suy nghĩ thì dấu ngã (nghĩ ngợi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, nghĩ cách, thầm nghĩ, nghĩ quẫn, nghĩ bậy, cạn nghĩ)

MẢNH – MÃNH:

– Cái nào gợi hình dáng thì dấu hỏi (mảnh trăng, mảnh ruộng, mảnh vườn, mảnh đất, mảnh xương, mảnh sành, mảnh vỡ, mảnh khảnh, mảnh mai, mảnh khăn, mảnh áo, mảnh vá, mảnh tình, mỏng mảnh)

Thể hiện tính chất thì dấu ngã (dũng mãnh, mãnh liệt, ranh mãnh, ma mãnh, mãnh hổ, mãnh thú, mãnh lực..)

KỶ – KỸ:

– Gắn với bản thân con người thì dấu hỏi (kỷ vật, kỷ niệm, kỷ luật, kỷ lục, kỷ yếu, ích kỷ, tự kỷ, vị kỷ, tri kỷ, thế kỷ, thập kỷ)

– Gắn với kỹ thuật, trình độ thao tác thì dấu ngã (Kỹ nghệ, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, kỹ sư, kỹ nữ, kỹ lưỡng, kỹ càng, kỹ tính, nghĩ kỹ, giấu kỹ, tuyệt kỹ)

CHÚ Ý:

Qui ước cơ bản chứ không tuyệt đối, vẫn có một số từ ngoại lệ không theo qui ước trên như:

HỎI + NẶNG:

– Hủ tục, hủ bại.

chữ “nữa” viết dấu ngã trong đa số trường hợp, chỉ khi nói về số lượng chia hai như ” phân nửa”, “một nửa”, thì viết dấu hỏi.

Bài viết có thể hữu ích cho những ai thường phạm lỗi chính tả “hỏi ngã”. Tuy nhiên, phải nên nói rõ hơn là luật “trắc, bằng” thường đi kèm theo với dấu “hỏi” và “nặng huyền” thì thường đi kèm với dấu “ngã” thì chỉ nên áp dụng với chữ kép “thuần” Việt mà thôi. Còn nếu là những từ kép Hán Việt thì “quy luật” đó không có được hiệu nghiệm cho lắm. Tôi xin cho thí dụ:

Ví dụ như chữ “sản xuất” ở trên là tiếng Hán Việt và “tình cờ” nó đi theo cái luật “bằng, trắc”. Tuy nhiên, nếu là “cộng sản” hay “tài sản” thì nó lại không có hợp với luật “huyền nặng”!

Lý do là vì chữ Hán Việt không hề thay đổi từ “hỏi” sang “ngã” hay ngược lại, khi cái chữ đó đi kẹp với những chữ có những dấu khác nhau.

Một khi chữ “sản” đã được viết với dấu “hỏi” rồi thì cho dù nó có đi kẹp với dấu gì đi nữa thì nó vẫn phải viết với dấu hỏi mà thôi.

Giống như chữ “phản ứng” thì là đúng với quy luật, dấu “hỏi” đi kèm với dấu “sắc”, nhưng “phản hồi” thì không theo quy luật vì viết với dấu hỏi, nhưng lại đi kèm theo với dấu “huyền”!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy tắc phân biệt dấu hỏi, dấu ngã trong Tiếng Việt Cách phân biệt dấu hỏi dấu ngã cực chuẩn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *