Trong chương trình Vật Lý 10, các em sẽ được học về Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi – lơ Ma – ri – ốt. Đây là một trong những nội dung trọng tâm mà các em cần lưu ý và hiểu rõ. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết nhất, liên quan đến nội dung bài học.

Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái 

3 thông số được dùng để xác định trạng thái của một lượng khí bao gồm: 

  • V: thể tích 

  • p: áp suất 

  • T: nhiệt độ tuyệt đối

Một lượng khí có thể chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác thông qua các quá trình biến đổi trạng thái.

Hầu hết trong các quá trình biến đổi, 3 thông số V, p, T đều thay đổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ có 2 thông số thay đổi, thông số còn lại vẫn giữ nguyên. Ta gọi đây là các đẳng quá trình. Cụ thể hơn:

  • Quá trình đẳng áp: Áp suất không đổi

  • Quá trình đẳng tích: Thể tích không đổi

  • Quá trình đẳng nhiệt: Nhiệt độ không đổi

Quá trình đẳng nhiệt là gì? 

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ nguyên không thay đổi được gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Tham khảo thêm:   Tất tần tật thông tin về chụp ảnh khi đi làm căn cước công dân gắn chip

Quá trình đẳng nhiệt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Định luật Bôi – lơ Ma – ri – ốt

Thí nghiệm

  • Lượng khí được khảo sát được chứa trong bình A, dưới khí là nước. Nước trong 2 bình A và B thông nhau. Dùng áp kế M để đo áp suất p của khí, thước T dùng để xác định thể tích V của khí. 

  • Máy bơm P nối với bình B để thay đổi áp suất khí trong bình B, đồng thời cũng làm thay đổi áp suất khí trong bình A.

Thí nghiệm định luật Bôi - lơ Ma - ri - ốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiến hành thí nghiệm: Làm chậm để nhiệt độ của lượng khi không thay đổi.

  • Ban đầu, bình B thông với khí quyển. Ghi nhận được kết quả của áp suất và thể tích khí lần lượt là p1=1 atm, V1 = 20.S cm3.

  • Nối B với vòi hút của P, hút nhẹ để làm giảm áp suất khi trong B, từ đó làm giảm áp suất trong bình A. Ghi nhận được kết quả của áp suất và thể tích khí lần lượt là p2 = 0,6 atm, V2 = 30.S cm3.

  • Nối B với vòi đẩy của bơm P, bơm nhẹ để làm tăng áp suất lượng khí trong bình A và bình B. Ghi nhận được kết quả của áp suất và thể tích khí lần lượt là p3=1,9 atm, V3 = 10.S cm3

Kết luận thí nghiệm: Với sai số tỉ đối là 5%, có thể coi gần đúng biểu thức sau: 

p1.V1 = p2.V2 = p3.V3

Phát biểu định luật 

Định luật Bôi – lơ Ma – ri- ốt: “Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số”

Công thức đẳng nhiệt 

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, thể tích tỷ lệ nghịch với áp suất khí.

  • p.V = hằng số 

  • p1.V1 = p2.V2 = p3.V3

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi 2 Dàn ý & 22 bài văn mẫu lớp 6 hay nhất

Đường đẳng nhiệt 

Đường đẳng nhiệt biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi theo thời gian. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là là một đường hypebol. Xét cùng một lượng khí, ứng với các mức nhiệt độ khác nhau sẽ có các đường đẳng nhiệt khác nhau.

Đường đẳng nhiệt ở dưới biểu diễn nhiệt độ thấp hơn so với đường đẳng nhiệt ở trên.

Đường đẳng nhiệt là là một đường hypebol. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng (cần nhớ) | Kiến thức Vật Lý 10

Một số bài tập về quá trình đẳng nhiệt (Vật Lý 10) 

Các em có thể tham khảo các bài tập về Quá trình đẳng nhiệt có kèm đáp án dưới đây để củng cố lại phần lý thuyết vừa được tìm hiểu bên trên.

Bài 1: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.10^5 Pa.Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3.Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.

Hướng dẫn giải: 

Áp dụng công thức định luật Bôi – lơ Ma – ri – ốt:

Bài 2: Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 10^5 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.

Tham khảo thêm:   Phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Sơ đồ tư duy & 10 bài phân tích đoạn 4 Tây Tiến

Hướng dẫn giải:

45 lần bơm đã đưa vào quả bóng một lượng khí ở bên ngoài có thể tích và áp suất tương ứng là: 

V1 = 45. 125 = 5625 (cm3)

P1 = 10^5 Pa

Khi nhốt hết lượng khí trên vào quả bóng thì nó có thể tích là bằng thể tích quả bóng: V2= 2,5 lít = 2500 cm3 và một áp suất là P2

Quá trình là đẳng nhiệt, áp dụng công thức định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:

Bài 3: Một lượng khí ở nhiệt độ 18°C có thể tích 1m3 và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí với áp suất 3,5 atm. Tính thể tích khí nén.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:

Bài 4: Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1 atm ở nhiệt độ 20°C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25 atm. Coi nhiệt độ không đổi.

Hướng dẫn giải: 

Áp dụng công thức định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:

P1.V1 = P2.V2 V1 = P2.V2P1 = 25.201 = 500 (lít)

Bài 5: Tính khối lượng khí oxi đựng trong bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0°C. Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của oxi là 1,43 kg/m3

Hướng dẫn giải:

Lời kết:

Wikihoc đã tổng hợp các kiến thức trọng tâm đối với nội dung Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi – lơ Ma – ri – ốt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các em trong quá trình tìm hiểu và nâng cao kiến thức Vật Lý.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *