Bạn đang xem bài viết Probiotic là gì? Lợi ích và các thực phẩm giàu probiotic tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Probiotic là tên gọi khá quen thuộc và thường được quảng cáo với công dụng là tốt cho tiêu hoá, tốt cho cả người lớn và trẻ em. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết rõ hơn probiotic là gì? Có lợi ích như thế nào và nguồn thực phẩm giàu probiotic nhé.
Probiotic là gì?
Probiotic là những vi khuẩn hoặc nấm men rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là hệ tiêu hoá hay còn được gọi là các “Lợi khuẩn” chúng có tác dụng ngăn chặn khả năng bám dính và giảm lượng chất độc của vi khuẩn gây hại lên biểu mô ruột.
Lợi ích của probiotic đối với sức khoẻ
Cân bằng hệ tiêu hóa
Probiotic giữ cho các hệ sinh thái vi khuẩn và nấm men trong đường ruột được cân bằng, tạo môi trường ổn định trung tính giữa axit và kiềm trong dịch bao tử, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn thuận lợi.
Ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy
Probiotic tái tạo hệ tiêu hóa bởi những vi khuẩn tốt, tăng cường sức đề kháng trước sự tấn công của các vi rút và kí sinh trùng xấu từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy cấp hiệu quả.
Sản xuất và dung nạp vitamin vào cơ thể
Lợi khuẩn này có vai trò giúp tổng hợp và dung nạp vitamin K, các loại vitamin B6, B12 vào cơ thể có tác dụng điều hòa huyết áp và tốt cho hệ xương.
Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày
Nhờ vào việc điều tiết môi trường cân bằng trong dạ dày, probiotic hạn chế được tình trạng ợ chua, đầy hơi, trào ngược thực quản và các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày.
Tăng cường hệ miễn dịch
Lợi khuẩn probiotic thúc đẩy sản sinh kháng thể tự nhiên và kích thích hoạt động của một số tế bào miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Giúp dung nạp lactose
Probiotic làm phá vỡ lactose trước khi hoạt chất này dung nạp đến đại tràng, hỗ trợ tiêu hóa lactose tốt hơn và từ đó giảm phản ứng dị ứng sữa thường gặp ở mọi người.
Bảo vệ tim mạch
Probiotic giúp hạ lượng cholesterol trong máu, giúp điều hóa huyết áp từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Làm đẹp da
Việc bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp kháng viêm hiệu quả, giảm sưng đỏ và hạn chế tình trạng mụn trứng cá, bệnh rosacea và eczema.
Những thực phẩm giàu probiotic
Sữa lên men kefir
Tương tự như sữa chua nhưng kefir được lên men bằng nấm men và nhiều vi khuẩn, nên sữa lên men kefir có lượng probiotics rất cao.
Theo Healthline, trong khi sữa chua có lẽ là thực phẩm chứa probiotic nổi tiếng nhất trong chế độ ăn uống của người phương Tây, kefir thực sự là một nguồn vi khuẩn tốt hơn. Kefir chứa một số chủng vi khuẩn và nấm men thân thiện chính, làm cho nó trở thành một loại lợi khuẩn đa dạng và mạnh mẽ.
Sữa chua
Sữa chua được tạo thành do vi khuẩn lactic lên men sữa, sữa chua chứa nhiều khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm, đặc biệt là nhiều axit lactic và probiotic.
Có rất nhiều loại sữa chua với nhiều hương vị khác nhau cho bạn lựa chọn, như sữa chua dâu, sữa chua Vinamilk nha đam,…
Sữa nguyên chất
Các loại sữa nguyên chất như sữa bò, sữa dê, sữa cừu có chứa nhiều men vi sinh (probiotic) có lợi.
Kim chi
Kim chi được làm chủ yếu từ cải thảo cùng với một số gia vị khác, để lên men sẽ tạo ra các probiotic.
Thời điểm bổ sung probiotic tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn để lượng lợi khuẩn này tiếp nhận vào hệ tiêu hóa trọn vẹn nhất.
Wikihoc.com đã chia sẻ cùng bạn những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ lợi khuẩn probiotic. Đâu là loại thực phẩm bạn thường xuyên ăn để bổ sung vi khuẩn tốt này, hãy comment ngay nhé!
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>> Ưu điểm, nhược điểm của sữa chua đối với sức khỏe
>> Lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) là gì?
>> Sữa lên men Kefir và những lợi ích thần kì
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Probiotic là gì? Lợi ích và các thực phẩm giàu probiotic tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.