Bạn đang xem bài viết ✅ Phong cách thơ Tố Hữu Phong cách thơ của Tố Hữu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu học tập lớp 12 vô cùng hữu ích: Phong cách thơ Tố Hữu, vô cùng hữu ích.

Phong cách thơ Tố Hữu
Phong cách thơ Tố Hữu

Mời tham khảo nội dung chi tiết do chúng tôi tổng hợp được đăng tải ngay sau đây. Hy vọng có thể giúp cho bạn đọc khi tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu.

Phong cách thơ Tố Hữu

I. Vài nét về tiểu sử

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

– Năm mười hai tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 8 phim người nhện hay và lôi cuốn nhất

– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.

– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

II. Phong cách thơ Tố Hữu

1. Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

– Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng động dân tộc. Với cái tôi trữ tình ngày càng có ý nghĩa khái quát rộng hơn, lẽ sống cũng có sự vận động. Ở tập “Từ ấy”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng đẹp nhất của mỗi người là dấn thân vào con đường cách mạng. Đến tập “Việt Bắc”, nhà thơ nhấn mạnh mục đích cao cả của đời người là phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lý tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên). Niềm vui trong thơ Tố Hữu thường là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan và rực rỡ.

Tham khảo thêm:   Top 5 chai nước hoa Burberry nam hương thơm mạnh mẽ đầy nam tính

– Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)… Cảm hứng chủ đạo thường là cảm hứng lịch sử – dân tộc; với vấn đề liên quan đến vận mệnh cộng động; con người trong thơ là những nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử, và thời đại (anh Nguyễn Văn Trỗi trong Hãy nhớ lấy lời tôi, chị Trần Thị Lý trong Người con gái Việt Nam…).

2. Về nghệ thuật, trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.

– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!…

– Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

– Giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, tình nghĩa cách mạng nên thường hướng về đồng bào, đồng chí mà trò chuyện, tâm sự (Việt Bắc – Mình về, mình có nhớ ta/Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng…)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu 2 Dàn ý & 11 bài văn hay lớp 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phong cách thơ Tố Hữu Phong cách thơ của Tố Hữu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *