Phép nhân là kiến thức cơ bản trong toán học mà lên lớp 2 các bé sẽ được làm quen, tìm hiểu và thực hành. Không chỉ được ứng dụng trong toán học mà kiến thức này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong học tập và thực tế. Vậy để hiểu rõ hơn phép nhân gọi là gì? Bí quyết học phép nhân hiệu quả, hãy cùng Wikihoc khám phá rõ hơn trong bài viết sau.

Phép nhân gọi là gì?

Trong toán học, phép nhân là một trong 4 phép tính cơ bản của số học cùng với cộng, trừ và chia. Đặc biệt, phép tính nhân chính phép toán tìm kiếm kết quả của 2 hoặc nhiều số bằng các phép cộng lặp lại của chính những số đó.

Ví dụ4 + 4 + 4 + 4 = 16. Nhưng khi ta sử dụng phép nhân việc tính toán sẽ nhanh hơn khi lấy 4 x 4 = 14 (nghĩa là thừa số thứ nhất là số hạng, còn thừa số thứ 2 chính là số lượng số hạng).

Đặc điểm phép tính nhân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Công thức phép nhân sẽ là a x b = c

Trong đó:

  • a và b là thừa số

  • c là tích

  • x là phép tính nhân, ngoài ra còn biểu diễn bằng dấu * hoặc .

Lưu ý: Khi ta nhân 2 số thì kết quả nhận được sẽ gọi là tích. Số lượng số hạng trong mỗi nhóm sẽ được gọi là “số bị nhân” (hoặc thừa số thứ 2) và số lượng các số hạng bằng nhau như vậy sẽ gọi là cấp số nhân.

Tính chất của phép nhân

Trong kiến thức cơ bản toán, phép tính nhân sẽ có những tính chất sau đây:

Trong phép tính nhân có nhiều tính chất đặc biệt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính chất giao hoán của phép nhân

a.b = b.a

Có nghĩa là:  Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.

Tính chất kết hợp của phép nhân

(a.b).c = a.(b.c);

Có nghĩa là: Muốn nhân một tích hai số với một số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

a.(b + c) = a.b + a.c

Nghĩa là: Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.

Nhân với số 1

a.1 = 1.a = a

Nghĩa là: Tích của một số với 1 bằng chính số đó.

Chú ý:

  • Tích của một số với 0 luôn bằng 0.
  • Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0. 
Tham khảo thêm:  

Các dạng phép toán nhân thường gặp

Trong chương trình toán học cơ bản, phép nhân sẽ có những phương pháp tính sau đây:

Đặt tính thông thường

Đây là phương pháp cơ bản nhất khi thực hiện phép tính nhân giữa 1 số với 1 số, 2 số với 1 số, 2 số với 2 số,… Ở đây, ta sẽ thực hiện phép nhân theo hàng ngang hoặc theo hàng dọc, đảm bảo lấy thừa số thứ nhất nhân với từng chữ số của thừa số thứ 2 để tạo ra những tích riêng, rồi cộng các tích riêng với nhau để đưa ra đáp số cuối cùng.

Ví dụ:  268 × 7 = 1876

Hoặc

2 6 8

× 

      7

———

1 8 7 6

Hàng đơn vị: 8 nhân 7 bằng 56, viết 6 và nhớ 5 (sang hàng chục)

Hàng chục: 6 nhân 7 cộng 5 bằng 47, viết 7 và nhớ 4 (sang hàng trăm)

Hàng trăm: 2 nhân 7 cộng 4 bằng 18, viết 18. Kết quả là 1876.

Nhân số thập phân

Để thực hiện phép nhân 2 số thập phân, ta sẽ nhân như số nguyên (không cần đặt dấu phẩy thẳng hàng nếu đặt tính hàng dọc). Tiếp đến ta sẽ đếm xem ở hai thừa số có tổng bao nhiêu chữ số ở phần thập phân tích tích số sẽ có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.

Ví dụ: 12, 8 x 1,53 = 19, 584

Đầu tiên ta sẽ nhân 2 số nguyên 128 x 153 trước. Vì 2 thừa số ban đầu có 3 chữ số ở phần thập phân nên kết quả được sẽ là 19584, ta lùi dấu thập phân về 3 hàng nên kết quả sẽ là 19,584.

Lũy thừa

Phép nhân phân số

Để nhân phân số, ta nhân các tử số với nhau và các mẫu số với nhau.

Các dạng bài tập liên quan tới phép nhân thường gặp

Trong chương trình toán học cơ bản ở cấp 1, bé sẽ được làm quen với những dạng bài tập về phép nhân sau đây:

Có nhiều dạng bài tập khi học phép tính nhân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Đây là dạng bài tập cơ bản nhất được thể hiện dưới dạng tính nhẩm theo hàng ngang hoặc đặt tính rồi tính theo hàng dọc. Trong đó, các bé sẽ được học:

  • Phép nhân 2 chữ số không nhớ: Với phép tính này, các bạn nhỏ sẽ thực hiện tính lần lượt từ phải qua trái. Ví dụ: 20 x 3 = 60

  • Phép nhân 3 chữ số không nhớ: Các bạn nhỏ cũng sẽ thực hiện lần lượt từ phải qua trái, tức là sẽ thực hiện tính từ hàng đơn vị. Ví dụ: 124 x 2 = 248

  • Phép nhân có nhớ: Đây là dạng bài tập nâng cao hơn của phép nhân, ta cũng sẽ thực hiện lần lượt từ phải sang trái, hàng nào có nhớ thì ta sẽ viết hàng đơn vị rồi cộng tiếp vào hàng phía trước để thực hiện phép tính tương tự. Ví dụ: 156 x 6 = 936.

Dạng 2: Toán đố có lời giải

Với dạng bài tập này, các em sẽ phải đọc kỹ đề bài để biết được dữ kiện đề bài cho và phân tích yêu cầu đưa ra để xác định được cách tính chính xác.

Ví dụ: Lan có 6 cái kẹo. Hoa có gấp 4 lần số kẹo của Lan. Hỏi Hoa có bao nhiêu cái kẹo?

→ Đáp án: Hoa có số kẹo là: 6 x 4 = 24 (cái kẹo)

Dạng 3: Tính giá trị biểu thức với phép nhân

Bài tập này sẽ cho một biểu thức với nhiều phép tính khác nhau. Nên ta sẽ phải áp dụng quy tắc:

  • Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì tính kết quả trong ngoặc trước
  • Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia kết hợp thì tính kết quả nhân, chia trước sau đó mới tính kết quả cộng, trừ.
  • Biểu thức chỉ có phép nhân, phép chia hoặc chỉ có phép cộng hoặc phép trừ thì tính từ trái sang phải.
Tham khảo thêm:   13 cách phối đồ mùa đông cho bạn nữ thấp lùn hack chiều cao

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức 3 x 2 + 5 + (2 x 6)

→ Đáp án: 3 x 2 + 5 + (2 x 6)  = 3 x 2 + 5 + 12 = 6 + 5 + 12 = 23.

Dạng 4: Tìm x

Dạng bài tập này sẽ cho một biểu thức với giá trị x bị ẩn đi. Nhiệm vụ của các em sẽ phải xác định vai trò của x trong biểu thức và bắt đầu tính toán để tìm giá trị đó. Muốn tìm X là thừa số chưa biết thì các con cần lấy tích nhân cho thừa số đã biết. 

Ví dụ: tìm x biết X : 6 = 9

→ Đáp án: x = 9 x 6

X = 54

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về phép nhân hiệu quả

Để giúp bé học tốt kiến thức phép nhân, bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau đây:

Trang bị kiến thức toán học và đam mê học toán cho bé cùng Wikihoc Math

Một trong những yếu tố quan trọng khi dạy bé học chính là phải tạo được sự hứng thú cho con, thay vì lúc nào cũng ép bé học nhiều trên sách vở. Chính vì vậy, để giúp bé có những trải nghiệm tuyệt vời khi học toán trở nên hứng thú và có sự đam mê hơn, bố mẹ có thể lựa chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng với bé.

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Wikihoc Math được biết đến là ứng dụng dạy toán tiếng Anh được Wikihoc phát triển dành cho đối tượng trẻ mầm non và tiểu học. Nội dung bài học được bám sát chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT đưa ra để giúp bé học, củng cố, ôn tập, luyện tập những kiến thức toán học một cách sâu sắc nhất.

Điểm đặc biệt của ứng dụng dạy học toán này không chỉ dừng lại ở kiến thức toán khô khan, mà các bé còn được chinh phục toán học thông qua những video, hình ảnh trực quan, hoạt động tương tác cùng bài học sinh động để giúp con tiếp thu dễ dàng, cũng như liên hệ với ngữ cảnh thực tế hiệu quả.

Đồng thời, với hơn 400 bài học, hơn 10.000 hoạt động tương tác tại Wikihoc Math sẽ giúp con rèn luyện tư duy toán học hiệu quả, đồng thời bé sẽ dễ dàng tự mình giải quyết các vấn đề toán học chứ không đơn thuần là giải toán.

Kết hợp cùng với việc học trên sách bài tập bổ trợ Wikihoc Math Workbook sẽ giúp bé tăng các các kỹ năng vận động thô, vận động tinh như nối, tính toán, tô màu, vẽ, cắt, dán,.. để giúp con biết cách ứng dụng toán học vào cuộc sống hàng ngày hiệu quả.

Chưa kể, các bài học tại Wikihoc Math đều hoàn toàn bằng tiếng Anh sẽ góp phần giúp bé vừa được học toán tư duy, vừa luyện tập học tiếng Anh một cách tự nhiên hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:   Rau má có công dụng gì? Những sai lầm khi uống nước rau má

Bé cần học thuộc bảng cửu chương nhân

Một trong những nền tảng khi học phép tính nhân chính là bảng cửu chương, cũng như là bài học đầu tiên của phép tính này.

Vậy nên, bố mẹ cần phải đảm bảo bé học thuộc được bảng cửu chương nhân tùy theo năng lực học của các bé. Không nên ép buộc bé phải thuộc cả 9 bảng cửu chương nhân cùng lúc, thay vào đó mỗi lần chỉ học 1 bảng cho đến khi con học thuộc, ghi nhớ mới chuyển sang các bảng tiếp theo.

Đồng thời, bố mẹ nên kiểm tra bảng cửu chương của bé thường xuyên để tránh tình trạng bé học vẹt, học trước quên sau.

Đảm bảo bé học thuộc bảng cửu chương nhân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổ chức các trò chơi học toán cho trẻ

Việc học toán nói chung, phép nhân nói riêng với bé sẽ bớt nhàm chán hơn khi bố mẹ áp dụng phương pháp dạy học thông qua trò chơi.

Ở đây, bố mẹ có thể đầu tư các bộ đồ chơi học toán bán ngoài thị trường, hoặc có thể tự tổ chức các trò chơi với những dụng cụ hỗ trợ là đồ vật gần gũi, hay tổ chức các cuộc thi nhỏ giữa các thành viên với phần thưởng hấp dẫn….

Chính việc thay đổi phương pháp này sẽ góp phần giúp bé có sự hứng thú hơn, gia tăng khả năng ghi nhớ, hiểu và áp dụng trong học tập và đời sống hiệu quả hơn.

Cùng bé luyện tập, thực hành thường xuyên

Bên cạnh việc nắm được lý thuyết về phép tính nhân, để chắc chắn bé hiểu kiến thức thì bố mẹ nên yêu cầu bé thực hành, làm bài tập thường xuyên.

Ngoài bài tập trên sgk, bài tập thầy cô giao, bố mẹ có thể tìm tòi nhiều tài liệu, đề thi, bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Để qua đó giúp bé được thử sức với nhiều dạng bài tập, cũng như bớt được sự nhàm chán khi lặp đi lặp lại các kiến thức trong sgk.

Cùng bé luyện tập thường xuyên rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp một số bài tập phép nhân để bé luyện tập

Dưới đây là một số bài tập về phép tính nhân mà Wikihoc tổng hợp để bố mẹ cùng bé luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 15 x 81

b) 341 x 20

c) 746 x 18

d) 421 x 89

Bài 2: Tính giá trị biểu thức a x 99 với a bằng 35, 40, 45

Bài 3: Tìm y biết

a) y : 12 = 24

b) y : 57 = 11

c) y : 11 = 999

d) y : 72 = 18

Bài 4: Một bộ truyện tranh 24 quyển biết giá của mỗi quyển là 36.000 đồng. Hỏi bộ truyện tranh đó bao nhiêu tiền?

Bài 5: Nông trường A, đẩy mạnh tăng gia sản xuất biết đợt 1 gồm 12 ngày mỗi ngày trồng được 675 cây cao su. Đợt 2 là 16 ngày mỗi ngày trồng được thêm 826 cây. Hỏi sau 2 đợt đó, nông trường trồng được tất cả bao nhiêu cây cao su?

Bài 6. Một tuần đàn gà ăn hết 60 kg thóc. Hỏi sau 1 tháng gà ăn hết bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

Bài 7. Linh mua 10 quyển vở mỗi quyển 15 nghìn đồng, 8 chiếc bút mỗi chiếc 5 nghìn đồng. Hỏi số tiền An phải trả là bao nhiêu?

Bài 8. Một nhà nọ có 1 ha đất có 50 hàng cây mỗi hàng có 459 cây giống. Nhà vườn đã bán 8 hàng. Hỏi số cây giống còn lại là bao nhiêu?

Bài 9. Tính giá trị biểu thức

a) 11278 x 7 + 923 – 824

b) 82892 – 57839 + 580 x 4

c) 9896 : 4 x 10 + 73

d) 8278 x 2 : 3 – 1027

Bài 10: Thực hiện phép tính sau:

a) 1625 x 30

b) 18481 x 11

c) 858 x 100

d) 57 x 1000

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về phép nhân. Đây được xem là nền tảng quan trọng mà mọi người cần nắm vững, nhất là các bé để hỗ trợ việc học tập và ứng dụng chúng trong đời sống, thực tế chính xác. Hy vọng với những bí quyết mà Wikihoc chia sẻ sẽ giúp ích cho việc học của bé hiệu quả hơn.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *