Phép cộng là một trong những kiến thức cơ bản nhất trong toán học, nó được sử dụng xuyên suốt từ những bài học cơ bản cho đến nâng cao, từ trong toán học đến đời sống. Vậy để hiểu rõ hơn về phép cộng là gì? Hãy cùng Wikihoc khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.

Phép cộng là gì?

Phép cộng hay còn được biết đến là phép tính tổng, kết quả của việc cộng các đại lượng hay các số với nhau. Một tổng luôn chứa một số nguyên tương ứng.

Còn trong toán học, tính tổng chính là phép cộng của dãy số bất kỳ được gọi là số cộng (số hạng) còn kết quả là tổng. Bên cạnh việc cộng số thì cũng có thể thực hiện phép tính này với vectơ, hàm, đa thức, ma trận,…

Ký hiệu phép cộng là “+”.

Phép cộng là việc tính tổng các số hạng với nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính chất của phép cộng

Trong phép cộng sẽ có 2 tính chất cơ bản nhất là:

Đặc điểm tính chất của phép cộng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính giao hoán

Trong phép cộng, giao hoán là tính chất đặc trưng nhất. Đây là tính chất mà trong phép cộng không phụ thuộc vào vị trí các con số khi cộng lại với nhau đều cho ra cùng một kết quả.

Nghĩa là, không quan trọng số nào đứng trước, số nào đứng sau khi cộng lại thì kết quả hay tổng vẫn như nhau.

Ví dụ: 5 + 3 = 8 mà 3 + 5 = 8

Tính kết hợp

Tính chất kết hợp của phép cộng được hiểu là khi ta cộng nhiều hơn 2 số thì thứ tự thực hiện các phép tính cộng cũng có kết quả không thay đổi.

Ví dụ: (1 + 2) + 3 = 3 + 3 = 6 = 1 + 5 = 1 + (2 + 3).

Tóm lại, phép cộng chính là một phép tính căn bản và là kiến thức nền tảng nhất khi học toán mà các bé sẽ phải nắm vững. Nên bố mẹ cần lưu ý để con hiểu bản chất của chúng để làm toán chính xác.

Các dạng phép toán cộng thường gặp

Trong toán học, phép cộng được chia thành 2 dạng chính là phép cộng không nhớ và có nhớ. Cụ thể:

Trong toán học có phép cộng không nhớ và có nhớ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phép cộng không nhớ

Đây là phép tính đơn giản nhất khi ta thực hiện phép cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại với kết quả bé hơn 10.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống Soạn văn 12 tập 1 tuần 4 (trang 66)

Ví dụ: 25 + 4 =

Lúc này 5 + 4 bằng 9, viết 9

2 + 0 bằng 2, viết 2

Kết quả phép tính là 29

Trong đó 25 là số hạng thứ nhất, 4 là số hàng thứ 2, tổng của hai số hạng này là 29. 

Phép cộng có nhớ

Đây được xem là phép cộng nâng cao với các phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc hàng nào đó sẽ có kết quả lớn hơn 10. Lúc này ta sẽ nhớ số hàng chục về phía hàng phía trước để thực hiện phép tính.

Ví dụ: 38 + 6 =

Ta lấy 8 + 6 bằng 14, viết 4 nhớ 1

Tiếp tục, 3 + 0 bằng 3, nhớ 1 bằng 4 viết 3

Kết quả phép tính là 44

Trong đó 38 là số hạng thứ nhất, 6 là số hàng thứ 2, tổng của hai số hạng này là 44.

Các dạng bài tập liên quan tới phép cộng thường gặp

Đối với phép tính cộng trong toán học sẽ có nhiều dạng bài tập khác nhau. Nhưng với các bé học cấp 1 thì ta sẽ gặp một số bài tập cơ bản như sau:

Có nhiều dạng toán khi bé học phép cộng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Với dạng bài tập này được xem là cơ bản nhất, chúng có thể là đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm. Vậy nên, các em chỉ cần thực hiện việc cộng các số hạng với nhau theo tính chất, quy tắc cộng các số từ hàng đơn vị đến hàng chục để tìm đáp án chính xác.

Ví dụ: 23 + 16 = 39

Dạng 2: Toán có lời văn

Phương pháp giải: Đầu tiên các em sẽ phải đọc và phân tích kỹ đề bài đã cho những số liệu nào, số lượng giảm hay tăng, yêu cầu đề bài đưa ra là gì. Sau đó dựa vào từ khóa của bài như tìm “còn lại”, “tất cả”,… cùng yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

Tiếp đến sẽ phải trình bày lời giải, phép tính và viết đáp số chính xác. Cuối cùng sẽ phải kiểm tra lời giải bài toán và kết quả đưa ra.

Ví dụ: Một người nông dân nuôi 15 con gà và 5 con chó. Hỏi người nông dân đó có tất cả bao nhiêu gà và chó?

Lời giải:

Người nông dân đó có tất cả số gà và chó là:

15 + 5 = 20 (con)

Đáp số: 20 con.

Dạng 3: Tìm chữ số còn thiếu trong phép tính cộng

Phương pháp giải: Các em cũng sẽ phải thực hiện phép tính cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục. Nếu là phép toán cộng có 3 giá trị, đề bài cho biết hai trong 3 giá trị thì ta sẽ tính nhẩm để tìm giá trị còn thiếu.

Ví dụ: Điều chữ số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép tính:

5….+ 20 = ….6

Giải:

Nhẩm từ hàng đơn vị đến hàng chục

Hàng đơn vị: Số nào cộng với 0 bằng 6. Ta có: 6 + 0  =6 nên số tìm được là số 6.

Hàng chục: Nhẩm 5+2=7 nên số cần điền vào chỗ trống còn lại là 7

Vậy điền các số vào chỗ trống để được phép tính như sau:

56 + 20 = 76

Dạng 4: So sánh

Với dạng bài tập này ta có thể tính tổng của 1 vế rồi mang kết quả so sánh với vế còn lại để điền dấu >, <, = thích hợp.

Tham khảo thêm:  

Ví dụ: 25 + 30 … 60

Giải: Ta lấy 25 + 30 = 55, khi so sánh với 60 ta được 55 < 60 nên 25 + 30 < 60

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về phép cộng hiệu quả

Về cơ bản, phép cộng là một trong những phép tính cơ bản mà bé sẽ được học và làm quen đầu tiên. Để giúp con có thể học tốt phép tính này, bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:

Tạo hứng thú học toán cho bé với Wikihoc Math

Wikihoc Math được biết đến là ứng dụng dạy học toán tiếng Anh hàng đầu Việt Nam, được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn Common Core State Standards của Mỹ dành cho đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học. Với ứng dụng này sẽ giúp bé học toán bằng tiếng Anh để vừa giúp bé phát triển tư duy toán học hiệu quả, vừa giúp con phát triển ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự nhiên.

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cụ thể, với chương trình toán học cùng Wikihoc Math sẽ được biên soạn dựa trên hơn 60 chủ đề toán phát triển từ 7 chuyên đề lớn từ Số, Phép tính và tư duy đại số, Đo lường, Hình học, Thống kê và biểu đồ. Tất cả được tích hợp tạo thành hơn 400 bài học được thiết kế logic, chặt chẽ với hơn 10000 hoạt động tương tác, để bé có thể học, ôn tập và ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Đặc biệt, trước mỗi bài học bé sẽ được xem video hoạt hình ngộ nghĩnh về bài học để bé có thể hiểu, hình dung một cách trực quan, xác lập từng bước tư duy về nhận thức, ngôn ngữ và giúp con nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên nhất.

Đảm bảo, với Wikihoc Math, con không chỉ nắm chắc lý thuyết mà còn biết cách ứng dụng để giải quyết bài toán, tư duy giải quyết vấn đề và hình thành tinh thần tự học hiệu quả.

Dạy bé học phép cộng qua các công cụ trực quan

Đối với các bé mới bắt đầu học phép cộng thì bố mẹ nên sử dụng các công cụ hỗ trợ học trực quan từ que tính, các khối lego, domino,… hay bất kỳ đồ dùng nào mà bé yêu thích để cùng con học phép tính cộng dễ dàng.

Bởi vì khi có công cụ trực quan bé sẽ dễ hình dung được phép tính, cũng như thực hành và tạo sự hứng thú khi học hiệu quả hơn.

Dạy bé học phép cộng thông qua trò chơi

Đối với các bé trong độ tuổi học toán phép cộng thường từ 3 – 10 tuổi. Đây là độ tuổi khá ham chơi nên việc áp dụng phương pháp học toán thông qua trò chơi sẽ vô cùng hữu hiệu để bố mẹ triển khai.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn thay đổi bàn phím trên điện thoại Android

Ở đây bố mẹ có thể tự tổ chức các trò chơi như thi đếm đồ vật, tính tiền, đếm ngón tay, đi chợ….Điều này sẽ giúp bé có sự hứng thú khi học toán, cũng như gia tăng khả năng tư duy và ghi nhớ của trẻ tốt hơn.

Tổ chức các trò chơi học toán cộng cho bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cùng con làm bài tập phép cộng nhiều hơn

Để nâng cao hiệu quả học toán cộng cho bé, bố mẹ hãy cùng con thực hành, làm bài tập thường xuyên. Ở đây bạn có thể cho bé làm bài tập trên lớp, kết hợp cùng với việc nghĩ ra nhiều bài toán trong đời sống, thực tế hay tìm kiếm trên internet để bé có cơ hội cọ sát với nhiều dạng toán. Điều này sẽ giúp phát triển khả năng học toán của bé ngày một tốt hơn.

Tổng hợp một số bài tập phép cộng để bé luyện tập

Dưới đây là một số bài tập về phép cộng thích hợp cho bé mới học toán mà bố mẹ có thể cùng bé luyện tập:

Bài 1: Lớp 2A có 34 học sinh, lớp 2B có 29 học sinh. Tính tổng số học sinh của hai lớp 2A và 2B.

Bài 2: An có 29 cái kẹo, mẹ cho An 5 cái kẹo. Hỏi lúc này An có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

Bài 3: Lớp 2A có 19 bạn nam và 18 bạn nữ. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu học sinh.

Bài 4: Khúc gỗ thứ nhất dài 17dm, khúc gỗ thứ hai dài 19dm. Nếu khúc gỗ thứ ba bằng tổng độ dài hai khúc gỗ đầu thì khúc gỗ thứ ba dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Bài 5: Trên sân có 18 con vịt và 14 con gà. Hỏi trên sân có tất cả bao nhiêu con cả gà và vịt?

Bài 6: Trên sân có 18 bạn nữ và 15 bạn nam. Hỏi trên sân có tất cả bao nhiêu bạn nam và nữ?

Bài 7: Giá sách thứ nhất có 7 quyển, giá sách thứ hai có 14 quyển. Hỏi cả hai giá sách có tất cả bao nhiêu quyển?

Bài 8: Tính nhẩm

a. 26 + 5 =

b. 6 + 37 =

c. 56 + 6 =

d. 86 + 8 =

e. 57 + 18 =

f. 26 + 35 =

g. 67 + 26 =

h. 55 + 36 =

Bài 9: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

Bài 10: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 11: Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a. …. + 9 = 16

b. 17  +  …. = 38

c. 6 + …. = 14

d. …. + 5 = 18

e. 15 + …. = 27

f. …. + 7 = 12

Bài 12: Điền chữ số thích hợp vào dấu hỏi (?)

a. ?? + ?6 = 31

b. 9? + ?? = 100

Bài 13: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a. 15 … 5 + 7

b. 23 + 8 … 9 + 17

c. 35 … 20 + 7

d. 17 + 3 … 20

e. 23 + 23 … 15 + 11

Bài 14: Trong đợt trồng cây mùa xuân, khối 9 trồng được 37 cây, khối 8 trồng 28 cây, khối 7 trồng được 19 cây. Hỏi:

a) Khối 9 và khối 8 trồng được bao nhiêu cây?

b) Cả ba khối trồng được tất cả bao nhiêu cây?

Bài 15: Mẹ mang ra chợ bán 78 quả cam. Buổi sáng mẹ bán được 34 quả, buổi chiều bán được 37 quả. Hỏi:

a) Cả sáng và chiều mẹ bán được bao nhiêu quả cam?

b) Mẹ còn bao nhiêu quả cam? 

Kết luận

Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản về phép cộng. Qua đó có thể thấy được đây là nền tảng của toán học mà bé cần nắm vững để phục vụ việc học tập và ứng dụng trong đời sống thực tế. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên của Wikihoc sẽ giúp việc học toán của bé trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *