Bạn đang xem bài viết ✅ Phản ứng tráng gương của Anđehit Ôn tập Hóa học 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phản ứng tráng gương của Anđehit là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Tài liệu bao gồm lý thuyết, phương pháp giải, ví dụ minh họa kèm theo một số dạng bài tập về phản ứng tráng gương của Anđehit. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

1. Phản ứng tráng gương Anđehit là gì?

Phản ứng tráng gương còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của anđehit. Chúng ta có thể hiểu, phản ứng tráng gương là phản ứng đặc trưng của nhóm chức anđehit khi tác dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường NH3 tạo ra Ag. Với phản ứng này, anđehit sẽ được chứng minh là có tính khử.

Tham khảo thêm:   Board game là gì? Top 15 board game hay dành cho nhiều người chơi luật đơn giản

2. Phương trình phản ứng tráng gương Anđehit tổng quát

Phương trình phản ứng tổng quát:

R(CHO)_x+2xAgNO_3+3xNH_3+xH_2O→R(COONH_4)_x+xNH_4NO_3+2xAg

→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

– Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO+4AgNO_3+6NH_3+2H_2O→(NH_4)_2CO_3+4NH_4NO_3+4Ag

Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác.

3. Cách giải bài tập phản ứng tráng gương Anđehit

Phản ứng: R(CHO)_a+aAg_2O→R(COOH)_a+2aAg

Dựa vào tỷ lệ số mol andehit và Ag

+ Nếu frac{n_{Ag}}{n_A}=2 => Andehit A là andehit đơn chức.

+ Nếu frac{n_{Ag}}{n_A}=4 => Andehit A là HCHO hoặc andehit hai chức R(CHO)_2

+ Hỗn hợp 2 andehit đơn chức cho phản ứng tráng gương

frac{n_{Ag}}{n_A}>2 => có một chất là HCHO.

+ Hỗn hợp 2 andehit mạch thẳng (khác HCHO) cho phản ứng tráng gương với:

2<frac{n_{Ag}}{n_A}<4=> có một andehit đơn chức và một andehit đa chức.

Dựa và phản ứng tráng gương:

+ 1mol anđehit đơn chức (R-CHO) cho 2mol Ag

+ Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%

4. Cách viết phương trình phản ứng tráng gương Anđehit

Thuốc thử dùng cho phản ứng tráng gương là AgNO3/NH3 hay còn gọi Tollens. Vì vậy, khi viết phương trình phản ứng, các bạn phải viết dạng đầy đủ của nó. Đối với chương trình nâng cao là [Ag(NH3)2]OH. Còn đối với chương trình chuẩn là AgNO3 + NH3 + H2O.

Như vậy, ta được phương trình: AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3.

Mỗi loại hợp chất khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ cho ra sản phẩm khác nhau. Và do đó, cách viết phương trình phản ứng cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu cách viết phương trình phản ứng tráng bạc của anđehit, axit fomic.

Tham khảo thêm:   Lời chúc ngủ ngon hay nhất

Anđehit

Anđehit là hợp chất trong hóa hữu cơ, nó có nhóm chức cacbaldehyd: R-CHO. Khi tham gia phản ứng tráng gương, nó có phương trình:

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag

Riêng metanal có phương trình:

HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3

HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + NH4NO3 + Ag

HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O

Axit fomic

Axit fomic là dạng axit cacboxylic đơn giản. công thức của nó là CH2O2 hoặc HCOOH. Phương trình phản ứng tráng gương của axit fomic là:

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3

Ag2O + HCOOH → 2Ag + H2O + CO2

Thông qua các phương trình trên, chúng ta nhận thấy, dù là phản ứng tráng gương với hợp chất nào thì sau phản ứng, Ag là sản phẩm bắt buộc phải có. Các bạn nên lưu ý điểm này trong quá trình giải bài tập.

5. Bài tập phản ứng tráng gương của Anđehit

Bài 1

Cho 2,8 gam anđehit X đơn chức phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là

Gợi ý đáp án

nAg= 0,1 mol

Trường hợp 1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,025 mol

=> M = 2,8/0,025 = 112 (loại)

Trường hợp 2: X có dạng RCHO (R ≠ H)

=> nRCHO = nAg/ 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol

=> MRCHO = 2,8 / 0,05 = 56 => R = 27 (C2H3)

=> X là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ Dàn ý & 10 bài văn hay lớp 8 (Sơ đồ tư duy)

Bài 2: Cho a mol HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư kết thúc phản ứng thu được X gam Ag. Oxi hóa a mol HCHO với hiệu suất 50% thu được hỗn hợp B. Cho toàn bộ B tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, kết thúc phản ứng thu được y gam Ag. Tỉ số y/x là bao nhiêu.

Gợi ý đáp án

a mol HCHO phản ứng tráng bạc thu được X gam Ag => x = 4a.108 (g)

Oxi hóa a mol HCHO với hiệu suất 50% sẽ thu được hỗn hợp B gồm 0,5 a mol HCOOH và 0,5a mol HCHO dư

Vì HCOOH cũng tham gia phản ứng tráng bạc

=> nAg = 4nHCHO dư + 2nHCOOH

=>y = 108. (4.0,5a + 2.0,5a) = 108.3a (g)

Vậy y/x = 3/4

Bài 3

Cho a mol anđehit X, mạch hở tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 3a mol H2 và thu được chất hữu cơ Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được a mol H2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được tối đa 4a mol CO2.

Công thức cấu tạo phù hợp với X là:

A. C2H4(CHO)2

B. CH(CHO)3

C. C2H2(CHO)2

D. C2HCHO

Gợi ý đáp án

Vì khi tác dụng với H2 thì cần 3a mol H2 vậy trong X có 3 liên kết . Vì Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được a mol H2: trong Y có 2 nhóm chức -OH vậy X có 2 nhóm chức – CHO, và trong gốc hiđrocácbon có một liên kết .

Sơ đồ phản ứng cháy:

CnH2n-2 (CHO)2 → n+2CO2

a 4a

Vậy n+2 = 4 => n = 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phản ứng tráng gương của Anđehit Ôn tập Hóa học 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *