Bạn đang xem bài viết ✅ Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được Bài tập Sinh học 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tập tính là gì? Làm thế nào để phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 11 quan tâm.

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được giúp các bạn lớp 11 nắm vững được sự giống, khác nhau của 2 loại tập tính này. Qua đó các bạn sẽ biết cách giải bài tập sinh học 11 và đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra bài thi học kì sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham xem thêm: phân biệt hệ tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép, Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.

I. Tập tính là gì?

Tập tính là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

II. Phân loại tập tính

– Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngôi nhà hoa hồng

1. Tập tính bẩm sinh

– Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

– Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, nhện giăng tơ…

2. Tập tính học được

– Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

III. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Loại tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Khái niệm – Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. – Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần kinh – Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. – Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.
Tính chất – Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi. – Tập tính học được có thể thay đổi.
Ví dụ – Ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản… – Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.
Tham khảo thêm:   Toán 10 Bài 18: Phương trình quy về phương trình bậc hai Giải SGK Toán 10 trang 27 - Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được Bài tập Sinh học 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *