Pha sáng là gì? Pha tối là gì? Phân biệt pha sáng và pha tối có những điểm gì giống, khác nhau là câu hỏi nhiều bạn đang ôn thi Sinh học 10 quan tâm. Vì thế trong bài viết dưới đây Wikihoc.com sẽ giới thiệu đến các bạn cách phân biệt chi tiết, đầy đủ nhất.
Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình môn Sinh học 10. Qua bài so sánh pha sáng và pha tối ở thực vậtgiúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng vào giải bài để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy sau đây là trọn bộ kiến thức về So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
1. Pha sáng là gì?
Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp.
Sau khi được các sắc tố quang hợp hấp thụ, năng lượng sẽ được chuyển vào một loạt các phản ứng ôxi hoá khử của chuỗi chuyền êlectron quang hợp. Chính nhờ hoạt động của chuỗi chuyển êlectron quang hợp mà NADPH và ATP sẽ được tổng hợp.
Tóm lại: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
2. Pha tối là gì?
Pha tối là pha sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). Còn CO2, ATP là nguyên liệu của pha tối; O2 là sản phẩm của pha sáng.
Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là ATP, NADPH, CO2, pha tối là một phản ứng diễn ra cả ngày và cả đêm trong các cấu trúc được gọi là lục lạp, pha tối là pha cố định CO2 sử dụng ATP và NADPH của pha sáng.
Pha tối là pha sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). Còn CO2, ATP là nguyên liệu của pha tối; O2 là sản phẩm của pha sáng.
Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là ATP, NADPH, CO2, pha tối là một phản ứng diễn ra cả ngày và cả đêm trong các cấu trúc được gọi là lục lạp, pha tối là pha cố định CO2 sử dụng ATP và NADPH của pha sáng.
3. So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp
Tiêu chí |
Pha sáng |
Pha tối |
Nơi diễn ra |
Màng thylakoid của lục lạp |
Chất nền của lục lạp |
Điều kiện ánh sáng |
Cần ánh sáng |
Không cần ánh sáng |
Nguyên liệu tham gia |
H2O, NADP+, ADP |
ATP, CO2, NADPH |
Sản phẩm tạo thành |
NADPH, ATP, O2 |
Chất hữu cơ (C6H12O6), ADP, NADP+ |
4. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp
1. Pha sáng: xảy ra ở cấu trúc hạt grana của lục lạp (diễn ra trong túi tilacoit)
– Nguyên liệu: H2O, Năng lượng ánh sáng, {ADP, P}, NADP+
– Sản phẩm: Oxi, ATP, NADPH
2. Pha tối: Xảy ra ở chất nền stôma của lục lạp
– Nguyên liệu: CO2, ATP, NẠDPH
– Sản phẩm: Hợp chất hữu cơ (C6H12O6).
– Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
– Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.
* Vai trò quang hợp:
– Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mọi loài sinh vật trên trái đất
– Làm giảm hiệu ứng nhà kính
– Cung cấp oxi cho khí quyển.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp Ôn tập Sinh học 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.