Bạn đang xem bài viết ✅ Ôn tập luyện từ và câu học kì 1 lớp 2 Luyện từ và câu lớp 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ôn tập luyện từ và câu học kì 1 lớp 2 giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nắm thật chắc kiến thức, các bài tập về các loại câu, từ trái nghĩa, dấu câu… để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới.

Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập về nhà phần Luyện từ và câu lớp 2 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ôn thi học kì 1 hiệu quả.

1. Ôn tập về từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm

Các em nhớ đọc thật kỹ để ghi nhớ.

Ghi nhớ Ví dụ

Từ chỉ sự vật:

là những từ chỉ người, con vật, cây cối, đồ vật..

Người: ông bà, anh, em, học sinh, bác sĩ,…

Con vật:chim, gà, bò, hổ, …

Cây cối:dừa, bưởi, hoa hồng, hoa lan…

Đồ vật: cặp, tủ, chăn, đồng hồ,…

Từ chỉ hoạt động:

là những từ chỉ hành động của người, con vật

Của người:học, đi, chạy, giảng, múa, hát, vẽ,…

Của con vật:bay, gầm, kêu, gáy, vồ …

Từ chỉ trạng thái:

là những từ chỉ thái độ, tình cảm, tâm trạng của con người hoặc tình trạng của sự vật.

Thái độ:giận, bình tĩnh, niềm nở, …

Tình cảm:yêu, ghét, quý, mến, thương,…

Tâm trạng:lo lắng, sợ hãi, vui sướng,…

Trạng thái của sự vật: ngủ, thức, tỏa, mọc, lặn…

Từ chỉ đặc điểm, tính chất:

là những từ chỉ màu sắc, kích thước, hình dáng, tính tình, phẩm chất,… của người và sự vật.

Màu sắc:xanh, đỏ, tím, vàng, đen láy, trắng tinh, xanh biếc, đỏ rực, vàng tươi, …

Kích thước:cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày, …

Hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, gầy, béo, mập mạp,…

Tính tình:hiền lành, dịu dàng, điềm đạm, nóng tính,…

Phẩm chất:giỏi,thông minh, tốt, xấu, ngoan, hư, chăm chỉ, cần cù, thật thà, khiêm tốn,

Một số từ chỉ tính chất khác: xa, gần, nhanh, chậm, ồn ào, thơm, thối, chua, cay, ngọt, mặn, nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc,…

Bài tập: Viết các từ vào dưới đây vào cột thích hợp

chăm chỉ

hiền lành

phượng

đi chợ

rau cải

thợ lặn

nức nở

vở

làm bài

đỏ

bàn

máy vi tính

ngốc nghếch

kĩ sư

mát rượi

ngủ say

bình tĩnh

bực tức

chào

đá

ôm

thơm nồng

hót

Điền vào cột:

a) Từ chỉ sự vật b) Từ chỉ hoạt động c) Từ chỉ trạng thái d) Từ chỉ đặc điểm, tính chất

Gợi ý

a) Từ chỉ sự vật b) Từ chỉ hoạt động c) Từ chỉ trạng thái d) Từ chỉ đặc điểm, tính chất
gà, vở, máy vi tính, rau cải, thợ lặn, kĩ sư, phượng, bàn đi chợ, đá, ôm, chào, hót, ngủ say, làm bài chăm chỉ, ngốc nghếch, hiền lành, bực tức, nức nở, bình tĩnh, mát rượi đỏ

2. Ôn tập về các loại câu

Ai là gì?

Ai
(cái gì, con gì, cây gì)
là gì?
(có chứa từ ngữ chỉ sự vật)

Mẹ em

Chiếc bút mực

Cá heo

Hoa hồng

công nhân.

người bạn thân thiết của em.

một loài vật thông minh.

vua của các loài hoa.

Ai làm gì?

Ai
(con gì)

làm gì?
(có chứa từ ngữ chỉ hoạt động)

Mẹ em

Con mèo

đang nấu cơm.

bắt chuột.

Ai thế nào?

Ai
(cái gì, con gì, cây gì)

thế nào?
(có chứa từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái)

Mẹ em

Cái ghế này

Con chó nhà em

Những cây cau

Bầu trời

Mặt trời

rất dịu dàng.

rất cao.

rất khôn.

xanh tốt.

xanh ngắt.

tỏa ánh nắng rực rỡ.

Tham khảo thêm:   Cách làm chả cá Lã Vọng chuẩn bị Hà Nội ngay tại nhà

Bài 1:Cho các câu sau, hãy phân loại xem chúng thuộc kiểu câu nào: (đánh dấu x)

Trong mỗi câu, hãy gạch chéo / giữa bộ phận Ai và bộ phận còn lại. Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
1) Em và các bạn / chơi kéo co. x
2) Bồ các là bác chim ri.
3) Bố mẹ dẫn em sang nhà ngoại chơi.
4) Giọng hát của cô trong trẻo.
5) Đó là cái khăn bố tặng em hôm sinh nhật.
6) Cái mỏ gà con như một quả ớt vàng cong cong.
7) Người bạn em thân nhất là Phương Anh.
8) Hoa hồng đỏ thắm như nhung.
9) Cô giáo đang giảng bài.
10) Thống và Nhất là đôi bạn thân.
11) Cún con chạy nhảy trong vườn.
12) Mái tóc của mẹ dài và mượt.

Gợi ý

Trong mỗi câu, hãy gạch chéo / giữa bộ phận Ai và bộ phận còn lại. Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
1) Em và các bạn / chơi kéo co. x
2) Bồ các / là bác chim ri. x
3) Bố mẹ / dẫn em sang nhà ngoại chơi. x
4) Giọng hát của cô / trong trẻo. x
5) Đó là cái khăn / bố tặng em hôm sinh nhật. x
6) Cái mỏ gà con /như một quả ớt vàng cong cong. x
7) Người bạn em thân nhất / là Phương Anh. x
8) Hoa hồng / đỏ thắm như nhung. x
9) Cô giáo / đang giảng bài. x
10) Thống và Nhất / là đôi bạn thân. x
11) Cún con / chạy nhảy trong vườn. x
12) Mái tóc / của mẹ dài và mượt. x

Bài 2.Đặt 3 câu theo các mẫu câu đã học:

– Nói về bố em:

Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?

– Nói về một con vật

Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?

Gợi ý

– Nói về bố em:

Ai là gì? Bố em là con trai duy nhất trong nhà.
Ai làm gì? Bố em là công nhân.
Ai thế nào? Bố em rất thương yêu mọi người trong gia đình.

– Nói về một con vật

Ai là gì? Con hổ là chúa sơn lâm.
Ai làm gì? Đàn gia đang kiếm mồi.
Ai thế nào? Con diều hâu săn mồi rất nhanh

Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

Các em nhớ đọc thật kỹ, tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động hoặc đặc điểm để xác định đúng loại câu, sau đó mới đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

1. Em là học sinh lớp 2/7. (=> câu Ai là gì?, Em là bộ phận Ai)

Mẫu: Ai là học sinh lớp 2/7?

2. Thầy Vinh là hiệu trưởng trường em.

………………………………………………………………………………………….

3. Xe máy là phương tiện đi lại chính ở Việt Nam.

………………………………………………………………………………………….

4. Các bạn ấy là những học sinh giỏi của lớp em.

………………………………………………………………………………………….

5. Chúng em trồng cây ngoài vườn trường.

………………………………………………………………………………………….

6. Mấy con chim hót líu lo trên cành.

………………………………………………………………………………………….

7. Con ngựa phi nhanh về phía trước.

………………………………………………………………………………………….

8. Thầy giáo hướng dẫn các bạn làm bài.

………………………………………………………………………………………….

9. Bố của em rất nghiêm khắc.

………………………………………………………………………………………….

10. Đôi mắt bạn ấy sáng ngời.

………………………………………………………………………………………….

11. Chú mèo lim dim đôi mắt.

………………………………………………………………………………………….

12. Bộ lông của chú mèo vàng óng và mượt mà.

………………………………………………………………………………………….

3. Ôn tập về từ trái nghĩa

Bài tập: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ ngữ sau và điền vào ô bên phải

1 đẹp thưởng
2 dài thắng
3 cao còn
4 béo(mập) dễ
5 to lạ
6 tròn vui vẻ
7 cong cuối cùng
8 lên kết thúc
9 trong xuất hiện
10 trái yên tĩnh
11 trước thông minh
12 trên đoàn kết
13 sáng siêng năng
14 ngày chậm chạp
15 trời bình tĩnh
16 nóng an toàn
17 hẹp đẹp đẽ
18 mềm lạc quan
19 khô gan dạ
20 đói chăm chỉ
21 vơi khéo léo
22 vui hiền lành
23 yêu bẩn thỉu
24 khen gọn gàng
25 nhiều yêu thương
26 nhanh dễ dãi
27 già thức
28 rách dày
29 nổi
30 người lớn chua
31 đực mặn
32 trai đẹp
33 sống tốt
34 non ngoan
35 trẻ hiền
36 chín đen
37 xanh xanh
38 gốc khỏe
39 đã xa
40 tắt mưa
41 khổng lồ dịu dàng

Bài tập 2: Điền từ trái nghĩa với từ gạch chân:

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Luyện tập trang 43 Giải Toán lớp 5 trang 43

1. Dầm mưa dãi ……………

2. Lá lành đùm lá ……………

3. Nói …………… quên sau

4. Lên rừng …………… biển

5. Khôn nhà …………… chợ

6. Kẻ ……… người đi.

7. Hẹp nhà ………… bụng.

8. Việc nhỏ nghĩa …………

9. Tuổi ………… chí lớn.

10. Gương vỡ lại …………

11. Xấu người ………… nết.

12. Trước …………… sau quen

13. Trên kính …………… nhường

14.…………… ấm ngoài êm

15. Chân cứng đá ……………

16. …………… thác xuống ghềnh

17. Làng trên xóm ……………

18. Đêm tháng năm chưa nằm đã …………
………… tháng mười chưa cười đã tối.

19. Gần mực thì đen, gần đèn thì …………

20. Áo rách khéo vá hơn …………… vụng may.

Gợi ý

1. Dầm mưa dãi nắng

2. Lá lành đùm lá rách

3. Nói trước quên sau

4. Lên rừng xuống biển

5. Khôn nhà dại chợ

6. Kẻ đến người đi.

7. Hẹp nhà rộng bụng.

8. Việc nhỏ nghĩa lớn

9. Tuổi nhỏ chí lớn.

10. Gương vỡ lại lành

11. Xấu người đẹp nết.

12. Trước lạ sau quen

13. Trên kính dưới nhường

14. Trong ấm ngoài êm

15. Chân cứng đá mềm

16. Lên thác xuống ghềnh

17. Làng trên xóm dưới

18. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

19. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

20. Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

4. Ôn tập về dấu câu

Dấu chấm . Đặt cuối câu kể. Sau dấu chấm phải viết hoa.
Dấu phẩy , Ngăn cách các từ ngữ trong câu, sau dấu phẩy không viết hoa.
Dấu chấm hỏi ? Đặt cuối câu hỏi. Sau dấu chấm hỏi phải viết hoa.
Dấu chấm than ! Đặt cuối câu bày tỏ sự ngạc nhiên, xúc động. Sau dấu chấm than phải viết hoa.

9. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

a) Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân.

b) Tường vôi trắng cánh cửa xanh bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

10. Điền dấu thích hợp vào chỗ trống (dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi)

a). – Bố ơi square có phải biển Thái Bình Dương là biển lúc nào cũng thái bình không ạ square

Sao con hỏi ngốc như vậy square Không còn câu nào khôn ngoan hơn để hỏi hay sao square

Dạ có đấy ạ square bố ơi square biển Chết qua đời khi nào ạ square

b) Gió thổi nhẹ square Nước lăn tăn ánh bạc square Mặt trăng tròn vành vạnh square sáng long lanh.

c) Sáng sớm, mẹ dắt xe ra chợ bán hoa square Ngày Tết, chợ hoa đông đúc square Hoa đào square hoa mai square lay ơn square thủy tiên là những loại hay được nhiều người lựa chọn square

5. Bài tập tổng hợp

1. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai thế nào?”

A. Báo Hoa muốn qua sông.

B. Hà Mã kiếm ăn bên sông.

C. Hà Mã là con vật thông minh.

2. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ phẩm chất của con người

A. Sách, ghế, kính.

B. Lẫm chẫm, dạy, múa.

C. Cao lớn, thông minh, cần cù.

D. Giỏi, thông minh, nhanh trí.

3. Trong câu “Em buộc cho búp bê hai bím tóc.” Từ chỉ hoạt động là:

A. em

B. búp bê

C. buộc

D. hai bím tóc

4. Câu “Đôi mắt búp bê đen láy.” được cấu tạo theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

Tham khảo thêm:   10 cách phối đồ với áo bò nữ cực xinh, chuẩn không cần chỉnh

5. Từ nào nói về đặc điểm tính tình của một người?

A. tốt

B. hiền

C. ngoan

D. Tất cả đều đúng

6. Câu “Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm” được cấu tạo theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

7. Trong câu Bây giờ, Hoa đã là chị rồi.”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai”?

A. Bây giờ

B. đã

C. Hoa

D. là chị rồi

8. Câu “Mái tóc của ông em bạc trắng” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

9. Câu “Chó tranh ngậm ngọc.” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai thế nào?

B. Ai là gì?

C. Ai làm gì?

10. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm của người và vật trong câu sau:

Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.

11. Thêm hình ảnh so sánh vào mỗi từ dưới đây:

đen như than trắng như ………… nhanh như …………

đỏ như ………… xanh như ………… chậm như …………

12. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong câu sau:

Hoa đưa võng ru em ngủ.

………………………………………….

13. Trong câu “Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà.” có từ chỉ hoạt động là:

A. đem

B. gieo

C. đem, gieo

D. Không có từ nào

14. Câu “Những con muỗm to xù, mốc thếch” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

15. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

nhanh – ………… thưởng – ………… yên lặng – …………

16. “Mái tóc của ông em …” Không thể điền từ nào vào chỗ trống?

A. Bạc trắng

B. Đen láy

C. Hoa râm

D. Đen nhánh

17. Từ nào hợp lý khi điền vào câu sau: “ Em bé có đôi bàn tay …”

A. to khỏe

B. trắng hồng

C. khỏe mạnh

D. Cả 3 từ

18. Từ ngữ nào không hợp lý khi điền vào câu sau: “ Chị em có nụ cười …”

A. tươi tắn

B. rạng rỡ

C. duyên dáng

D. Không có từ nào

6. Bài tập Luyện từ và câu lớp 2 nâng cao

1. Em kể tên các đồ vật phục vụ việc dạy – học có ở trong lớp học.

VD: bàn học sinh,…

2. “Sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào?

3. Em đặt dấu chấm, hoặc dầu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau:

a) Cô bé vội vã ra đi

b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ

c) Cháu đi đâu mà vội thế

d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư

e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi

Hướng dẫn làm bài

1. Em quan sát kĩ các đồ vật trong lớp học của mình, rồi kể ra.

Ví dụ: bàn học sình, bàn giáo viên, ghế, bảng, phan, bản đồ, sách giáo khoa, vở ghi, bút bi, bút chì, thước, tẩy, …

2. – Muốn biết “sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào, em phải phân biệt được nghĩa hai từ sách và vở.

(Sách: tập giấy đóng lại, có bìa bên ngoài, trong có in chữ để đọc, để học ; Vở: tập giấy trắng đóng lại, có bìa bên ngoài, dùng để viết, ghi bài học, làm bài tập).

– Sau đó, em nêu sự khác nhau giữa “sách Tiếng Việt” và “vở Tiếng Việt”. Cụ thể:

+ “Sách Tiếng Việt”: sách giáo khoa môn Tiếng Việt + “Vở Tiếng Việt”: vở ghi môn Tiếng Việt.

3. Dấu chấm dùng để đặt cuối câu kể và tả. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu hỏi. Từ đó, em thấy, trong 5 câu cho sẵn, hai câu c, d là câu hỏi. Dựa vào gợi ý này, em tự làm bài tập.

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ câu hỏi Ôn tập luyện từ và câu học kì 1 lớp 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ôn tập luyện từ và câu học kì 1 lớp 2 Luyện từ và câu lớp 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *