Bạn đang xem bài viết ✅ Những mẫu kết đoạn nghị luận xã hội 15 mẫu kết đoạn nghị luận xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kết đoạn nghị luận xã hội là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo. Kết đoạn chung cho bài nghị xã hộimang đến 15 mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn tập, nhanh chóng biết cách viết kết đoạn hay, ý nghĩa.

Kết đoạn nghị luận xã hội nhằm thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. Kết bài không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Một kết bài hay thường dùng cách bình luận mở rộng và nâng cao hoặc đưa ra nhận định của những nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm đó. Vậy dưới đây là TOP 15 Kết đoạn nghị luận xã hội hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

TOP 15 mẫu kết đoạn nghị luận xã hội

  • Phương pháp viết kết bài nghị luận
  • Kết đoạn nghị luận xã hội học sinh giỏi

Phương pháp viết kết bài nghị luận

Một kết bài hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài
  • Chỉ nêu những ý khái quát có tính tống kết, đánh giá tránh viết lan man hoặc lặp lại vụng về những gì đã trình bày ở phần thân bài hoặc lặp lại nguyên văn những lời lẽ ở mở bài
Tham khảo thêm:   Sữa Ensure cho trẻ em uống được không? Nên dùng loại nào?

Giới thiệu một vài cách kết bài:

  • Tóm lược (Tóm tắt quan điểm, ý nghĩa đã nêu à phần thân bài)
  • Phát trích (Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài)
  • Vận dụng (Nêu phương hướng, bài học áp dụng phoi huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn
  • Liên tưởng (mượn ý kiến tương tự,những ý kiến để thay cho phần tóm tắt, tránh lặp lại nội dung)

a. Kết bài truyền thống:

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề

Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài. Bước 2: Đánh giá thành công tác giả

Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.

Bước 2 Bài học nâng cao quan điểm

Hãy chốt lại kết bài bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.

b. Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề

Cách 1: Đưa lí luận vào kết bài

Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm.

Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tế

Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.

Kết đoạn nghị luận xã hội học sinh giỏi

Mẫu số 1

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn” – chỉ cần có niềm tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách ở phía trước để gặt hái được những thành công.

Tham khảo thêm:   6 kiểu tóc nhuộm hồng pastel xinh xắn, trong trẻo dễ thương nhất 2021

Mẫu số 2

“Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó” – hãy nắm lấy mọi cơ hội trong cuộc đời để hiện thực hóa những mục tiêu, ước mơ mà bản thân đã đặt ra.

Mẫu số 3

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) – Hãy biết trao đi yêu thương để nhận được yêu thương, cũng như có được một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội ngày càng văn minh hơn.

Mẫu số 4

Trao đi yêu thương không có nghĩa sẽ nhận lại yêu thương, điều quan trọng là bạn đã sống hết mình, nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống vẫn còn những khó khăn, thử thách ở phía trước.

Mẫu số 5

Con người cần có lòng tự tin, nhưng không tự tin đến mức tự phụ; Con người cũng cần có lòng khiêm tốn, nhưng không khiêm tốn đến mức đánh mất sự tự tin của chính mình.

Mẫu số 6

Không có gì là tuyệt đối, sai lầm giúp chúng ta rút ra được những bài học quý giá, từ đó biết sửa sai và trưởng thành hơn trong cuộc sống còn nhiều thử thách phía trước.

Mẫu số 7

Lòng tin giống như một tờ giấy trắng, bị nhuốm bẩn sẽ không thể nào được sử dụng. Hãy giữ gìn và coi trọng lòng tin của người khác dành cho chính mình.

Mẫu số 8

Khi còn là học sinh, chúng ta cần hiểu được giá trị của (vấn đề nghị luận) đối với cuộc sống của mỗi người. Từ đó, mỗi người sẽ có cái nhìn đúng đắn nhất về cuộc đời.

Mẫu số 9

“Hạnh phúc nằm trong tay bạn” – chính bạn là người quyết định hạnh phúc của mình, vì vậy hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc sao cho thật chu toàn.,

Mẫu số 10

Sau cơn mưa sẽ có cầu vồng – mọi khó khăn đến cuối cùng cũng sẽ qua đi, chỉ cần con người suy nghĩ tích cực, chủ động đối diện và chấp nhận hiện thức để đến với tương lai thành công hơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật Những bài văn hay lớp 12

Mẫu số 11

Ngạn ngữ Nga có câu: “Chiến trường thử thách người dũng cảm. Cơn giận thử thách người khôn ngoan. Khó khăn thử thách bạn bè”. Chỉ trong khó khăn hoạn nạn mới rõ lòng nhau. bạn bề tuy không cùng huyết thống nhưng có mối gắn kết bền chặt như keo sơn. ngợi ca về tình ban chân thành, có người từng nói: “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ đi”.

Mẫu số 12

Tình bạn là tình cao quý và không thể so sánh với bất kì một tài sản hay vật chất nào trên trái đất này. Cuộc sống thật sự có ý nghĩa là cuộc sống xung quanh ta có nhiều bạn bè tốt, nhiều mối quan hệ tôt giữa con người với con người mà tình bạn là một minh chứng.Thật may mắn cho ai có được những người bạn tốt đê vượt qua những bât trắc trong cuộc đời này.

Mẫu số 13

Nhà văn, nhà giáo dục người Mỹ, Helen Keller từng nói: “Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung” (The highest result of education is tolerance). Khoan dung là cốt lõi của tính thiện của con người và sự bình yên đời sống. Thế nhưng, với bản thân bạn không thể khoan dung được vì điều đó sẽ tạo ra tính ỷ lại, sự lười biếng của chính bạn. Bởi thế, Loubert từng nhắc nhở: “Bạn hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người trừ chính mình”.

Mẫu số 14

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình.

Mẫu số 15

Tình yêu thương là hạnh phúc của con người. Chúng ta phải có tình thương để đem lại hạnh phúc. Phải nuôi dưỡng tình thương đó lan rộng ra cộng đồng. Không những đem lại hạnh phúc cho người khác mà là hạnh phúc cho chính mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những mẫu kết đoạn nghị luận xã hội 15 mẫu kết đoạn nghị luận xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *