Bạn đang xem bài viết Những lợi ích không ngờ tới của động tác vỗ tay mà bạn vẫn hay làm tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Những tràng pháo tay xuất hiện khi chúng ta vui mừng và muốn tán thưởng cho một điều gì đó. Bên cạnh đó, vỗ tay sẽ hỗ trợ giúp ta tránh được một số căn bệnh mãn tính cho bản thân và cải thiện sức khỏe. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu những lợi ích không ngờ từ động tác vỗ tay nhé!

Tại sao vỗ tay có lợi cho sức khỏe?

Bàn tay của con người có 28 huyệt đạo trên tổng số 340 huyệt trên khắp cơ thể. Mỗi huyệt đạo sẽ liên kết với những cơ quan kết nối khác nhau. Khi thần sắc và cơ thể của chúng ta có dấu hiệu mệt mỏi hoặc kiệt sức thường là do tắc nghẽn huyệt đạo.

Trong khi đó, các động tác vỗ tay sẽ góp phần đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết và cải thiện tuần hoàn máu trên toàn bộ cơ thể của chúng ta, từ đó giúp ta cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Tại sao vỗ tay có lợi cho sức khỏe?Tại sao vỗ tay có lợi cho sức khỏe?

Những lợi ích của động tác vỗ tay

Theo Bác sĩ Thu Vân thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, liệu pháp vỗ tay sẽ giúp kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, mang lại một số lợi ích như:

  • Giúp thư giãn, phát triển não bộvà thúc đẩy lưu thông mạch máu đi nuôi cơ thể.
  • Giảm căng cơ ở một số bộ phận phải thường xuyên hoạt động như cánh tay, bàn chân và đẩy lùi các cơn đau lưng, nhức khớp.
  • Bạn chỉ cần dành từ 10 – 20 phút vỗ tay mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ làm tăng hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh cảm cúm và bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, suy nhược thần kinh, nhức đầu,…
  • Ngoài ra, vỗ tay còn giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức của trẻ nhỏ giúp trẻ tư duy tốt hơn.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm tốn Dàn ý & 23 đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý lớp 9

Những lợi ích của động tác vỗ tayNhững lợi ích của động tác vỗ tay

5 cách vỗ tay giúp bạn phòng ngừa bệnh tật

Vỗ mu bàn tay

Động tác này giúp khai thông huyệt đạo tại cột sống, đốt sống cổ, thắt lưng và ngực, rất tốt cho các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống hoặc thường xuyên đau lưng.

Cách thực hiện

Bước 1 Đưa hai bàn tay lên cao và để hai mu bàn tay đối diện nhau một khoảng cách vừa phải.

Bước 2Vỗ hai mu bàn tay với nhau hoặc lòng bàn tay này vào mu bàn tay kia từ 3 – 5 phút, cho đến khi mu bàn tay trở nên đỏ và ấm dần.

Vỗ mu bàn tayVỗ mu bàn tay

Vỗ các ngón tay

Vị trí của 10 ngón tay sẽ tương ứng với vai đến cổ tay và hông đến cổ chân. Các ngón tay khi được vỗ vào nhau sẽ hỗ trợ làm giảm đau và giảm viêm các khớp xương rất hiệu quả.

Cách thực hiện

Bước 1 Đặt các ngón tay của hai bàn tay úp vào nhau.

Bước 2Vỗ liên tục các đầu ngón tay trái với các đầu ngón tay phải từ 3 – 5 phút cho đến khi cảm thấy đầu ngón tay hơi đau và đỏ.

Vỗ các ngón tayVỗ các ngón tay

Vỗ lòng bàn tay

Bài tập này rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, ợ nóng và tiêu chảy thường xuyên,…

Cách thực hiện

Bước 1 Mở rộng các ngón tay và đưa hai lòng bàn tay đối diện nhau.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn 2 Dàn ý & 12 bài văn nghị luận hay nhất

Bước 2Vỗ hai lòng bàn tay liên tiếp từ 3 – 5 phút đến khi lòng bàn tay ấm và đỏ.

Bước 3 Sau khi vỗ xong, bạn nên xoa lòng bàn tay với nhau để tăng cường lưu thông khí huyết khắp cơ thể.

Vỗ lòng bàn tayVỗ lòng bàn tay

Vỗ 2 cổ tay

Vị trí cổ tay tương ứng với các huyệt đạo tại các bộ phận như thận, tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung,… Khi kích thích được những huyệt đạo này, bệnh nhân sẽ thấy khỏe hơn, không còn mắc những triệu chứng gây khó chịu về vấn đề bài tiết nữa.

Cách thực hiện

Bước 1 Đưa hai bàn tay lên và hướng vị trí cổ tay vào nhau.

Bước 2Vỗ nhẹ nhàng hai cổ tay với nhau từ 3 – 5 phút sao cho cảm thấy hơi đau và đỏ ở cổ tay là được.

Vỗ 2 cổ tayVỗ 2 cổ tay

Vỗ tay kiểu miệng hổ

Những bệnh nhân thường xuyên đau nhức hai bên sườn nên luyện tập động tác này để giảm đau và giảm các triệu chứng như khó tiêu, khó đại tiện,…

Cách thực hiện

Bước 1 Mở rộng ngón cái tại hai bàn tay sao cho vuông góc với 4 ngón còn lại để tạo ra hai khoảng hở như miệng hổ.

Bước 2Giao hai khoảng hở của hai bàn tay vào nhau từ 3 – 5 phút.

Vỗ tay kiểu miệng hổVỗ tay kiểu miệng hổ

Những ai nên thận trọng khi vỗ tay?

Liệu pháp vỗ tay có thể mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng vẫn có một số trường hợp cần phải lưu ý khi luyện tập như:

  • Người già yếu, phụ nữ mang thai khi thực hiện liệu pháp vỗ tay nên vỗ thật nhẹ nhàng, có thể vừa đi vừa vỗ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thai nhi.
  • Nên thực hiện bài tập sau khi ăn khoảng 30 phút để tránh việc cản trở khả năng tiêu hóa của cơ thể.
  • Uống một ít nước lọc hoặc nước hoa quả trước và sau khi vỗ tay để máu được lưu thông tốt hơn.
Tham khảo thêm:  

Những ai nên thận trọng khi vỗ tayNhững ai nên thận trọng khi vỗ tay

Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về những lợi ích của động tác vỗ tay. Hy vọng bạn sẽ lưu ý và thực hiện thật tốt để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những lợi ích không ngờ tới của động tác vỗ tay mà bạn vẫn hay làm tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *