Bạn đang xem bài viết Những giấy tờ cần thiết khi đi làm CCCD gắn chip tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hiện nay việc chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chip, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, là bước đi còn khá mới mẻ với nhiều người Việt. Và câu hỏi đang rất được quan tâm là đi làm CCCD gắn chip thì cần phải mang theo những giấy tờ nào? Cùng Wikihoc.com tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Giấy tờ cần chuẩn bị để làm thẻ CCCD gắn chip

Theo các quy định trong Điều 12 Thông tư số 07/2016/TT-BCA và nghị định số 137/2015/NĐ-CP, các thông tin cá nhân cần thiết để tiến hành cấp thẻ CCCD gắn chip như sau:

Đối với người cấp CCCD gắn chip lần đầu

Căn cứ luật Căn cước công dân, Thông tư 59/2021/TT-BCA, Thông tư 60/2021/TT-BCA, đối với người cấp CCCD gắn chip lần đầu nếu thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh thì cần mang theo 1 trong các giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ như sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy khai sinh.

Đối với người cấp CCCD gắn chip lần đầuĐối với người cấp CCCD gắn chip lần đầu

Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chip

Các giấy tờ cần thiết khi đi làm CCCD gắn chipCác giấy tờ cần thiết khi đi làm CCCD gắn chip

Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chip, người dân cần mang theo:

  • CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
  • Nếu thông tin khai trong Tờ khai đề nghị CCCD gắn chip có thay đổi thông tin về sổ hộ khẩu hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần mang theo giấy khai sinh hoặc các giấy giờ hợp pháp khác.

Lưu ý: Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu.

Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chip

Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chípĐối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp

Tham khảo thêm:   Cách ướp thịt chiên ngon thấm vị không bị khét

CCCD mã vạch đã lưu thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia, vì thế khi chuyển đổi sang CCCD gắn chip mới thì công dân chỉ cần mang theo:

  • CCCD mã vạch đã được cấp.
  • Nếu thông tin khai trong Tờ khai đề nghị CCCD gắn chip có thay đổi thông tin về sổ hộ khẩu hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần mang theo giấy khai sinh hoặc các giấy giờ hợp pháp khác.

Thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip

Quy trình cấp thẻ CCCD gắn chip

Để đăng ký làm thẻ CCCD gắn chip, bạn cần phải đi theo trình tự cơ bản như sau:

Bước 1 Điền vào Tờ khai Căn cước công dân mẫu CC01 theo quy định tại Thông tư 41/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019

 Tờ khai Căn cước công dân mẫu CC01 Tờ khai Căn cước công dân mẫu CC01

Bước 2 Xuất trình CMND hoặc CCCD mã vạch cũ, sổ hộ khẩu (nếu được yêu cầu) và một số giấy tờ để xác thực thông tin khác (nếu cần thay đổi thông tin cá nhân) và làm theo hướng dẫn để chụp ảnh, lấy dấu vân tay.

Bước 3 Đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định và nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip.

Bước 4 Nhận kết quả theo giấy hẹn.

Quy trình cấp thẻ CCCD gắn chipQuy trình cấp thẻ CCCD gắn chip

Tham khảo thêm: Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, ý nghĩa của 12 con số trên CMND mới

Những thắc mắc liên quan đến cấp CCCD gắn chip

Cấp CCCD gắn chip mất bao nhiêu phí?

Lệ phí cấp CCCD gắn chipLệ phí cấp CCCD gắn chip

Thông tư 112/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định rằng lệ phí cấp CCCD gắn chip sẽ được giảm 50% trong thời gian 6 tháng từ tháng 1/2021 đến hết tháng 6/2021, và quay trở lại mức phí thông thường từ ngày 1/7/2021 trở đi. Cụ thể về các mức phí như sau:

Từ 1/7/2021 trở đi:

  • Khi chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang CCCD gắn chip: 30.000 đồng/ thẻ
  • Đổi thẻ CCCD do hư hỏng, thay đổi thông tin do sai sót hay khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ
  • Trường hợp cấp lại thẻ CCCD gắn chíp khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ
Tham khảo thêm:  

Tham khảo thêm: Lệ phí làm thẻ CCCD gắn chip là bao nhiêu? Trường hợp nào được miễn lệ phí?

Khi nào được trả thẻ CCCD gắn chip?

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công dân sẽ nhận được thẻ CCCD mới sau 7 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp mới và đổi; 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại (do cần tra cứu, xác minh).

Công dân nhận trực tiếp tại nơi cấp thẻ hoặc nhận qua bưu điện.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Công an không cấp giấy xác nhận CMND cũ phải làm gì?

Theo Điều 1 Thông tư 40/2019, nếu công dân đã được cấp thẻ CCCD nhưng chưa được cấp giấy xác nhận số CMND thì chỉ cần nộp văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận số CMND tại cơ quan quản lý CCCD, nơi đã cấp CCCD, kèm theo bản chính và nộp bản sao thẻ CCCD, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Giấy xác nhận số chứng minh nhân dânGiấy xác nhận số chứng minh nhân dân

Không có ngày, tháng sinh có làm được CCCD không?

Theo Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014, mặt trước thẻ CCCD có thông tin ngày, tháng, năm sinh của công dân. Vì vậy, không có ngày, tháng sinh thì công dân phải bổ sung để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Chứng minh nhân dân bị cắt góc có sử dụng được không?

Khi đi đổi CMND 12 số qua CCCD, nếu trường hợp CMND số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì được cấp Giấy xác nhận số CMND. CMND bị cắt góc không còn giá trị pháp lý để sử dụng làm CCCD.

CMND cắt góc chỉ có thể được dùng để xác nhận số CMND và số CCCD gắn chip khi thực hiện những giao dịch bắt buộc xác nhận mã số CCCD gắn chip như giao dịch với ngân hàng và các giao dịch khác. Ngoài ra, CMND cắt góc không thể sử dụng trong thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Tham khảo thêm: Khi chờ cấp CCCD gắn chip thì CMND, CCCD cũ còn sử dụng được không?

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Có được cấp CCCD khi đăng ký tại nơi khác với nơi đã đăng ký thường trú hay không?

Được với trường hợp CCCD (CMND 12 số), còn trường hợp còn lại người dân vẫn cần về nơi đăng ký thường trú để xin đổi sang thẻ CCCD gắn chip. Tuy nhiên, trong tương lai khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dữ liệu CCCD đã hoàn thiện hơn thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý CCCD để làm thủ tục cấp CCCD.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Tả hoa hướng dương (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Tham khảo thêm: Người dân ở tỉnh khác có làm CMND gắn chip ở TP.HCM được không?

Đổi sang CCCD gắn chip có cần làm lại các giấy tờ khác không?

Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Do đó, khi đổi sang CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không cần phải thay đổi giấy tờ nào khác.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Có bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip không?

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định thì thẻ CCCD mã vạch cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Do đó, nếu CMND/ CCCD mã vạch cũ vẫn còn hạn sử dụng thì công dân không bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Các đối tượng bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip là ai?

Tuy chuyển đổi sang CCCD gắn chip không bắt buộc, nhưng 6 trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD mới theo quy định tại Điều 5 nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ gồm:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
  • Mất chứng minh nhân dân.

Hi vọng chia sẻ “mẹo vặt” này của Wikihoc.com hữu ích cho bạn. Mong rằng bạn đã nhiều thông tin cần thiết giúp cho quá trình đi làm CCCD mới gắp chip thật thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những giấy tờ cần thiết khi đi làm CCCD gắn chip tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *