Bạn đang xem bài viết Những công dụng tuyệt vời của đậu rồng đối với sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Giá trị dinh dưỡng của đậu rồng

Đậu rồng (có nơi gọi là đậu khế, đậu xương rồng, đậu cánh) là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất nhất hiện nay, cả lá, hoa, quả và củ của đậu rồng đều ăn được.

Theo Đông Y, đậu rồng có tính mát, vị ngọt, sử dụng cả trong lĩnh vực nấu nướng và chữa bệnh.

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đậu rồng

Trong đậu rồng có chứa:

Những lợi ích tuyệt vời của đậu rồng đối với sức khỏe

Giảm cân hiệu quả

Đậu rồng là loại thực vật chứa rất ít calo, trong 100g đậu rồng chỉ chứa 409calo, thế nên nếu đang giảm cân, hãy bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn uống của mình ngày nhé.

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Đối với phụ nữ sau sinh, đậu rồng chứa hàm lượng protein cao giúp bổ sung protein cho sữa mẹ, tốt cho cả mẹ và bé đang bú sữa.

 lợi ích của đậu rồng

Ngăn ngừa lão hóa

Trong đậu rồng chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C… là những chất có công dụng ngăn các chất chống oxy hóa, bảo vệ làn da, giảm vết nhăn, tăng cường collagen giúp da chắc khỏe bóng đẹp

Tăng cường sức đề kháng

Vì chứa nhiều vitamin A, C.. là những chất có lợi cho hệ miễn dịch, đậu rồng có khả năng cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tham khảo thêm:   6 quán bún quậy Phú Quốc ngon nổi danh ở Sài Gòn

Hỗ trợ điều trị tiểu đường, hen suyễn

Một trong những thành phần có trong đậu rồng đó chính là canxi và vitamin D, 2 dưỡng chất giúp ổn định đường trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả.

Magie có trong đậu rồng giúp thư giãn phế quản từ đó điều hòa hơi thở của bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

Tham khảo thêm 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả. Biện pháp dân gian chỉ áp dụng cho tình trạng hen suyễn mức độ nhẹ hoặc muốn phòng tránh bệnh. Trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế để thăm khám.

 lợi ích của đậu rồng

Tốt cho người bệnh viêm khớp

Theo các chuyên gia y tế, mangan giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp hiệu quả vì đậu rồng kích thích cơ thể sản xuất các enzyme SOD ( superoxide effutase) một trong các enzyme ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh viêm khớp.

Tốt cho mắt

Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ăn đậu rồng hàng ngày với khẩu phần hợp lý có ít nguy cơ mắc các chứng bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể hơn những người không sử dụng. Vì thế, nếu có thể hãy bổ sung vào bữa ăn của mình khẩu phần có đậu rồng nhé.

Bên cạnh đó, với hàm lượng Protein cao, đậu rồng hoàn toàn có thể dùng thay thế cho cho nguồn cung protein từ thịt động vật, là nguyên liệu nấu ăn tuyệt vời cho người ăn chay.

Tốt cho mắt

Bổ sung năng lượng

Đậu rồng có chứa hàm lượng phốt pho lớn, đây là dưỡng chất quan trọng giúp cải thiện mức năng lượng trong cơ thể. Ăn đậu rồng giúp duy trì năng lượng, tạo ra sức lực cho các hoạt động hàng ngày.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh về thói quen ăn uống (10 Mẫu) Write about your partner's eating habits

Giảm thiểu tình trạng đau đầu và đau nửa đầu

Tryptophhan có trong đậu rồng giúp làm giảm các cơn đau đầu liên quan đến stress, căng thẳng, hỗ trợ làm tăng quá trình tổng hợp serotonin, giúp giảm đau hiệu quả

Giảm thiểu tình trạng đau đầu và đau nửa đầu

Tốt cho xương

Trong họ nhà đậu, đậu rồng là loại đâu chứa hàm lượng canxi lớn nhất. Ăn đậu rồng giúp cung cấp canxi, hỗ trợ bổ sung và phát triển sức khỏe của xương khớp.

Lưu ý về cách chọn và chế biến đậu rồng

Lưu ý về cách chọn và chế biến đậu rồng

– Khi mua đậu rồng bạn cần chọn quả có màu xanh tươi, mới, không có đốm nâu, đen trên thân quả.

– Trước khi chế biến cần rửa sạch đậu rồng, cắt bỏ phần cuống đậu.

– Cùng họ với các loại đậu nên những người bị dị ứng với các loại đậu nên tránh xa.

– Người bị thiếu men G6PD không nên ăn loại đậu này.

– Những người bị sỏi tiết niệu do oxalate không nên ăn đậu rồng.

– Nên uống nhiều nước khi ăn đậu rồng

Lưu ý về cách chọn và chế biến đậu rồng

Các món ngon từ đậu rồng

Ăn sống: Đậu rồng ăn sống là cách đơn giản nhất, và được người dân miền tây yêu thích. Chỉ cần vài trái đậu rồng non, chén nước thịt kho trứng, hay đơn giản chỉ là chén nước mắm chua ngọt là đã có ngay bữa cơm hết sức ngon lành rồi.

Đậu rồng xào thịt bò: Cách chế biến đơn giản, lại vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thịt bò mềm, đậu rồng giòn thơm… chắc chắn đây là món ăn cho cả gia đình ai cũng thích đó.

Tham khảo thêm:   Soạn Sử 9 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX Soạn Lịch sử 9 trang 12

Đậu rồng xào thịt bò

Đậu rồng xào lòng gà: Chế biến nhanh gọn, nhiều dưỡng chất, đậu rồng kết hợp với lòng gà mang lại cho món ăn một vẻ mới mẻ, dễ ăn.

Đậu rồng nấu canh chua: Lại thêm một món ăn đặc trưng của miền tây, canh chua vẫn nấu theo cách thông thường, nhưng thêm đậu rồng vào. Món ăn quen thuộc, bổ sung thêm loại nguyên liệu quen thuộc giúp món ăn trở nên mới lạ hơn đấy.

Gỏi đậu rồng: Nghe lạ quá, đậu rồng thì tanh làm thế nào mà làm gỏi được nhỉ? Thực tế thì đậu rồng sau khi trụng sơ, kết hợp với các loại gia vị, nước mắm chua ngọt thì ôi thôi, ngon và thơm lắm nhé các bạn

Gỏi đậu rồng

Đậu rồng xào lòng gà: nhanh gọn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Món ăn này thích hợp cho những ai bận rộn, không có thời gian để chế biến cầu kỳ.

Tham khảo qua các lợi ích, cách chọn mua và chế biến đậu rồng ở trên, hi vọng bạn sẽ thêm yêu và sử dụng đậu rồng nhiều hơn trong các bữa cơm của gia đình mình nhé. Chia sẻ với chúng tôi ý kiến của bạn về đậu rồng bằng cách bình luận vào ô bên dưới ngay.

>> Rong biển khô là gì? Công dụng của rong biển khô đối với sức khoẻ

>> Những lợi ích không ngờ từ đậu cô ve

>> 7 lợi ích của đậu Hà Lan và những lưu ý cần phải biết khi ăn loại đậu này

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những công dụng tuyệt vời của đậu rồng đối với sức khỏe tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *