Bạn đang xem bài viết ✅ Những câu đố về Trung Thu cực hay 90 câu đố vui Trung thu có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

90 câu đố về Trung Thu 2023 có đáp án kèm theo, cực hay, cực hấp dẫn cho các bạn tham khảo để tổ chức các hoạt động vui chơi cho các bé đón một mùa Trung thu 2023 thật vui tươi, bổ ích.

Những câu đố vui Trung Thu cực hay

Thông qua 90 câu đố vui Trung thu hài hước, ý nghĩa, còn tạo môi trường vui chơi lành mạnh, cho các bé có cơ hội trổ tài, thể hiện sự thông minh, nhanh trí cũng như sự hiểu biết của mình về Tết Trung thu của dân tộc. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những mẫu tiểu phẩm, trò chơi dân gian, kịch bản, lời dẫn chương trình cũng như bài phát biểu để niềm vui của các em thêm trọn vẹn.

Những câu đố về Trung Thu hay

1. Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Nhật Bản.

2. Loại bánh nào thường có mặt trong tết Trung thu ở các gia đình?

A. Bánh nướng.
B. Bánh dẻo.
C. Cả A, B đều đúng.

3. Loại đồ chơi nào phổ biến nhất trong tết Trung thu tại Việt Nam

A. Mặt nạ.
B. Đèn ông sao.
C. Cả A, B đều đúng.

4. Người Việt thường tổ chức hoạt động gì trong tết Trung thu?

A. Múa rối nước.
B. Hát quan họ.
C. Múa lân.

5. Trong tối Trung thu, ngoài thưởng nguyệt, dân gian hay tổ chức thi gì?

A. Thi cỗ.
B. Thi đèn.
C. Cả A, B đều đúng.

6. Trong truyền thuyết, “chị Hằng” ở cung nào trên Thiên đình?

A.Thiên Cực Bắc.
B. Quàng Hàn.
C. Côn Luân.

7. Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?

A. Nói dối.
B. Trốn nợ
C. Níu giữ cây Đa có phép cải tử hoàn sinh.

8. Theo dân gian, cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng là ai?

A. Trư Bát Giới.
B. Thỏ ngọc.
C. Tôn Ngộ Không.

9. Bài hát Chiếc đèn ông sao là của nhạc sĩ nào?

A. Phạm Tuyên.
B Trịnh Công Sơn.
C. Hoàng Lân.

10. Câu thơ sau Bác Hồ viết trong dịp trung thu năm nào?

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung.

A. 1951.
B. 1964.
C. 1968.

11. Tết Trung Thu còn có tên gọi nào khác?

a. Tết Trông Trăng
b. Tết Thiếu Nhi/ Tết Nhi Đồng
c. Cả hai câu đều đúng.

12. Ngày Tết Trung Thu được mừng ở các quốc gia nào?

a. Các quốc gia ở Đông Nam Á
b. Tất cả các quốc gia Châu Á
c. Phần lớn các quốc gia Đông Á

13. Vì sao các nước ở Âu Châu, Mỹ Châu không mừng Tết Trung Thu?

a. Vì họ không thích
b. Vì Trung Thu là Tết của người Tàu
c. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đồ đạc trong nhà trang 90 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 11

14. Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai?

a. Thiếu Niên Nhi Đồng
b. Tất cả mọi người
c. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên

15. Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai?

a. Chị Hằng và Thỏ ngọc
b. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
c. Chú Cuội và Chị Hằng

16. Theo truyện Cổ Tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên Mặt Trăng?

a. Chị Hằng
b. Chú Cuội
c. Thiên Lôi

17. Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?

a. Cây Sung
b. Cây Đa
c. Cây Bồ đề

18. Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì?

a. Cây sáo
b. Cây búa
c. Cây rìu

19. Bài hát nào về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất?

a. Chiếc Đèn Ông Sao
b. Múa Sư Tử
c. Rước Đèn Tháng Tám

20. Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì?

a. Hội Đèn Lồng
b. Hội Trăng Rằm
c. Hội Múa Lân

21. Ba con vật thường xuất hiện trong các điệu múa đêm rằm Trung Thu là những con vật nào?

a. Lân – Sư – Rồng
b. Lân – Phụng – Rồng
c. Lân – Rồng – Rắn

22. Bánh Trung Thu thường có hình tròn và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì?

a. Trăng tròn đất vuông
b. Trời vuông đất tròn
c. Trời tròn đất vuông.

23. Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt?

a. Rước Đèn và Phát bánh Trung Thu
b. Phát bánh Trung Thu và Múa Lân
c. Rước Đèn và Múa Lân.

24. So với Trái Đất, Mặt Trăng lớn hơn hay nhỏ hơn?

a. Nhỏ hơn
b. Lớn hơn
c. Bằng nhau.

25. Mặt Trăng quay xong một vòng quanh Trái Đất phải mất bao lâu?

a. 29 ngày
b. 30 ngày
c. 31 ngày.

26. Tự mình Mặt Trăng có ánh sáng không?

a. Có
b. Không.

27. Trên Mặt Trăng có nước không?

a. Có
b. Không.

28. Mặt Trăng có lớp khí quyển bao chung quanh như Trái Đất. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

29. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng là vào năm nào?

a. 1968
b. 1969
c. 1970

30. Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài trái đất mà con người đã đặt chân tới. Đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

31. Vì sao Mặt Trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?

a. Vì Mặt Trăng bị méo
b. Vì Mặt Trăng bị mặt trời che khuất
c. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng mỗi lúc mỗi khác.

32. Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi nào?

a. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng
b. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng
c. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm trên một đường thẳng.

33. Trong tháng, chính xác ngày nào ta không thấy Mặt Trăng?

a. Ngày 30
b. Ngày cuối tháng
c. Ngày đầu tháng

34. Thành phố nào xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam về Lễ hội Rước Đèn Trung Thu?

a. Hà Nội
b. Phan Thiết
c. Sài Gòn

35. Loại đèn nào trẻ em Việt Nam hay chơi khi tết trung thu đến?

Tham khảo thêm:  

a. Đèn lồng
b. Đèn pin
c. Đèn ông sao

36. Vì sao Mặt Trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?

a. Vì Mặt Trăng bị méo
b. Vì Mặt Trăng bị Mặt Trời che khuất
c. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng mỗi lúc mỗi khác.

37. Tết Trung Thu được tổ chức khi nào?

a. 17 tháng 8 âm lịch

b. 18 tháng 7 âm lịch

c. 13 tháng 6 âm lịch

d. 15 tháng 8 âm lịch

38. Tết Trung Thu trùng với thời điểm thu hoạch gì?

a. Thu hoạch cá

b. Thu hoạch rau

c. Thu hoạch cây ăn trái

d. Thu hoạch lúa

39. Tết Trung Thu tại Việt Nam tổ chức buổi nào trong ngày?

a. Xuyên suốt cả ngày

b. Buổi tối

c. Buổi chiều

d. Buổi sáng

40. Trẻ em làm gì vào Tết Trung Thu?

a. Rước đèn

b. Làm bài tập

c. Học bài

d. Tất cả các đáp án trên

Đáp án:

1.A 2.C 3.C 4.C 5.C 6.B 7.C 8.B 9.A 10.A
11.C 12.C 13.C 14.A 15.C 16.B 17.B 18.C 19.C 20.B
21.A 22.C 23.C 24.A 25.A 26. B 27.B 28.B 29.B 30.A
31.C 32.A 33.B 34.C 35.C 36.C 37.D 38.D 39. A 40.D

Đố vui trung thu về các loại quả

1. Quả gì của đấng mày râu
Mà suy mà yếu vợ rầu gấp ba?

2. Quả gì của kẻ dối gian
Bị vợ nhìn thấy hoang tàn bẻ dâu?

3. Quả gì các mợ các bà
Đụng tới nước mắt chan hòa như mưa?

4. Quả gì lắm múi nhiều khe
Anh hùng hào kiệt thoáng nghe chạy dài?

5. Quả gì mát lạnh bàn tay
Cắn vào một miếng bảy ngày ê răng?

6. Quả gì hạt chứa màn đêm
Ruột da khi chín chứa thêm mặt trời?

7. Quả gì trong bụng toàn hơi
Bạn cùng sân cỏ luôn buồn vui chân người?

8. Quả gì khi chín đen thui
Gội đầu dùng nó nức mùi thơm xa?

9. Quả gì gợi nhớ mẹ ta
Khi ăn bạ nhớ phải xoa cho mềm?

10. Quả gì sừng sững ngàn năm
Nuôi cây dưỡng thú hiên ngang giữa trời?

11. Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn son?

Đáp án:

1. Quả thận
2. Quả lừa
3. Quả ớt
4. Quả khế
5. Quả đấm
6. Quả gấc
7. Quả bóng
8. Quả bồ kết
9. Quả vú sữa
10. Quả núi
11. Quả vải

Đố trung thu về bánh

Câu hỏi:

1. Bánh gì cả ổ to?

2. Bánh gì ưa tắm ướt?

3. Bánh gì ở trong người?

4. Bánh gì phải vô khuôn?

5. Bánh gì chẳng khoái đi?

6. Bánh gì khoe dịp Tết?

7. Bánh gì tuôn ra báo?

8. Bánh gì quá mập?

9. Bánh gì rất rẻ?

Đáp án:

1. Bánh mì

2. Bánh tráng

3. Bánh chè

4. Bánh đúc

5. Bánh chạy

6. Bánh pháo

7. Bánh in

8. Bánh ú

9. Bánh bèo

10. Loại bánh nướng có trong Tết Trung Thu thường màu gì?

A. Đỏ

B. Cam

C. Xanh lá

D. Xanh dương

Đáp án: B. Cam

11. Bánh Trung Thu thường ăn kèm với gì theo truyền thống?

A. Nước đá

B. Nước ngọt

C. Bia

D. Nước trà

Đáp án: D. Nước trà

12. Tại Hàn Quốc, Tết Trung Thu người Hàn thường thưởng thức rượu và ăn gì?

A. Rượu gạo, bánh ngọt

B. Rượu Soju, bánh đa cua

Tham khảo thêm:   Lời bài hát BIGCITYBOI

C. Rượu sindoju, bánh gạo

D. Rượu đế, bánh gạo

Đáp án: C. Rượu sindoju, bánh gạo

13. Bánh Trung Thu nhân ngọt hay nhân mặn có trứng muối?

Đáp án: Bánh Trung Thu nhân mặn và nhân ngọt

14. Bánh Trung Thu là bánh do ông Trung hay bà Thu làm?

Đáp án: Không phải ông Trung, bà Thu.

15. Bánh Trung Thu nhân ngọt hay nhận mặn có trứng cút?

Đáp án: Bánh trung thu không có trứng cút

16. Mỗi năm chỉ có một lần, Em về cùng trẻ quây quần chơi trăng – Là bánh gì?

Đáp án: Bánh Trung thu

Đố vui Trung thu cho thiếu nhi

1. Câu hát”Bóng trăng trắng ngà có cây đa ta, có thằng Cuội già ôm một mối mơ”thuộc bài hát nào?

=> Đáp án: Thằng Cuội

2. Câu hát “Trăng trung thu, trăng phá cỗ, Trang rước đèn, trăng thi hát”thuộc bài hát nào?

=> Đáp án: Hội Trăng Rằm

3. Câu hát “Tết Trung thu rước đèn đi chơi, Em rước đèn đi khắp phố phường”nằm trong bài hát nào?

=> Đáp án: Rước đèn tháng tám

4. Câu hát “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao”thuộc bài hát nào?

=>Đáp án: Đếm sao

5. Câu hát “Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu”thuộc bài hát nào?

=> Đáp án: Chiếc đèn ông sao

Câu đố về ông trăng cho các bé

1. Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao.
Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?

2. Khi người gọi là chị
Lúc người gọi là ông
Làm tôi bối rối trong lòng
Đêm đêm mới dám ra trông mọi người?

3. Mồng ba mồng bốn cải tử hoàn sinh, Đến Rằm, mười sáu thật là xinh, Hai mươi hai mốt ra tình đã hao, Sổ thiên tào, ba mươi thì hết? Là cái gì?

4. Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao, Ba quân thiên hà đào hoài không lên – Là gì?

5. Mười lăm mười sáu đang xinh, Đến hai mươi mốt ra hình xấu xa, Ba mươi số chết đã qua, Duyên còn mùng một lại ra người thường – Là gì?

Đáp án: Mặt trăng

Câu đố vui hài hước

1. Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được?

⇒ Đáp án: Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu

2. Con gì mà lúc lên, lúc xuống nhưng nó không bao giờ chuyển động hay nhúc nhích đi đâu được

⇒ Đáp án : Con đường.

3. Khi sở thú bị cháy con gì chạy ra nhanh nhất và đầu tiên

⇒ Đáp án : Con người

4. Đen thủi đen thui, dao găm không sợ, sợ dùi cui đập đầu.

⇒ Đáp án: Hại tiêu

5. Ăn trước mà lại ăn thừa, mỗi ngày hai bữa sớm trưa nhọc nhằn. Là cái gì?

⇒ Đáp án: Bát đĩa

6. Đi đứng mệt mỏi là bánh gì?

⇒ Đáp án: Bánh bò

7. Đi nhăn răng về cũng nhăn răng là cái gì?

⇒ Đáp án: cái bừa

8. Đầu khóm trúc, đuôi khúc rồng. Khi sinh bạch khi tử thì hồng. Là con gì?

⇒ Đáp án: Con Tôm

9. Đến đây hỏi khách tương phùng Con gì mọc cánh dạo cùng nước non

⇒ Đáp án: Con thuyền

10. Ở dưới âm phủ đội mũ mà lên là cây gì?

⇒ Đáp án: Cây nấm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những câu đố về Trung Thu cực hay 90 câu đố vui Trung thu có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *