Bạn đang xem bài viết Nhổ răng khôn kiêng gì, ăn gì? Bao lâu thì ăn uống bình thường? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Tùy vào xu hướng mọc răng khôn khác nhau mà sau khi nhổ, mỗi người sẽ có cảm giá đau âm ỉ, lâu dài hay nhiều biến chứng khác nhau. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ chỉ bạn về những món cần kiêng khi nhổ răng khôn để vết thương nhanh hết đau và mau lành nhé!

Tham khảo thêm: Đau răng khôn nên làm gì, cách khắc phục tình trạng này ra sao?

Nhổ răng khôn cần kiêng ăn gì?

Tham khảo từ các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý phải kiêng những thực phẩm sau đây để giúp vết nhổ mau chóng hồi phục cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình:

Các món ăn giòn, dai, cứng

Người nhổ răng khôn cần kiêng các món ăn giòn, dai, cứngNgười nhổ răng khôn cần kiêng các món ăn giòn, dai, cứng

Những món ăn được chế biến kỹ thường có độ dai nhất định, làm cho hàm khi nhai buộc phải hoạt động mạnh, từ đó vô tình làm tổn thương vết nhổ răng và có thể gây đau đớn.

Đồng thời, các món như bánh quy, đồ chiên rán,… cũng cần được kiêng ăn do sau khi nhổ, vết thương vẫn chưa hoàn toàn đóng khít chặt, khiến cho những mảnh vụn bánh nếu rơi vào ổ nhổ răng có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương.

Các món ăn cay, nóng

Người nhổ răng khôn cần kiêng các món ăn cay, nóngNgười nhổ răng khôn cần kiêng các món ăn cay, nóng

Sau khi nhổ răng, vết thương nơi nhổ sẽ vô cùng nhạy cảm. Chính vì thế, việc ăn đồ cay, nóng sẽ làm tăng nhiệt độ trong khoang miệng, dẫn đến hiện tượng giãn mạch máu, máu đông tan ra, khiến cho vết nhổ có thể bị chảy máu và nhiễm trùng.

Các món ăn quá ngọt và quá chua

Người nhổ răng khôn cần kiêng các món ăn quá ngọt và quá chuaNgười nhổ răng khôn cần kiêng các món ăn quá ngọt và quá chua

Những món ăn quá ngọt như kẹo dẻo, bánh kem, bánh mì ngọt,… thường có hàm lượng đường rất cao, khi kết hợp với nước bọt trong khoang miệng sẽ làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi, khiến cho các vết sưng tấy khó hồi phục. Đồng thời, hàm lượng axit cao trong các món ăn chua nhiều như bưởi, chanh, me,… cũng có thể làm tổn thương vết nhổ.

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 10: Văn Miếu - Quốc Tử Giám Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Cánh diều

Rượu, bia

Người nhổ răng khôn cần kiêng rượu, biaNgười nhổ răng khôn cần kiêng rượu, bia

Do có nồng độ cồn khá cao, những người sau khi nhổ răng khôn không nên dùng rượu, bia trong khoảng 5 – 7 ngày vì điều này có thể làm cho vết nhổ khó cầm máu, dẫn đến tình trạng bị đau nhức và ê buốt chân răng.

Nhổ răng khôn nên ăn gì?

Không chỉ phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà để giúp cho vết thương nhổ được mau chóng hồi phục, bạn nên chú ý ăn những loại thực phẩm sau đây:

Các món ăn mềm

Người nhổ răng khôn nên ăn các món ăn mềmNgười nhổ răng khôn nên ăn các món ăn mềm

Trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ăn những món được nấu mềm như cháo, súp, mì, khoai tây được nghiền nhuyễn,… hay các món ăn nhẹ khác như sữa chua, sinh tố, nước dừa, bột yến mạch,… để tránh làm tổn thương vết nhổ răng, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng chảy máu hay sưng tấy.

Các món ăn mát, lạnh

Người nhổ răng khôn nên ăn các món ăn mát, lạnhNgười nhổ răng khôn nên ăn các món ăn mát, lạnh

Việc ăn các loại thực phẩm mát lạnh từ 2 – 4 giờ sau khi nhổ như kem, nước ép trái cây,… sẽ khiến cho hiện trạng phù nề, đau nhức suy giảm, bên cạnh đó còn làm mạch máu co lại, giúp cầm máu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên chọn những cây kem có hạt hay quá đông cứng vì điều này có thể làm tổn thương vết nhổ răng của bạn.

Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng

Người nhổ răng khôn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡngNgười nhổ răng khôn nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng

Sau khi vết thương đã giảm đau, bạn cũng cần phải lưu ý bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein, carbohydrate và lipid để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào men răng, giúp vết nhổ được nhanh chóng hồi phục hoàn toàn. Một số loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng có thể kể đến là cá hồi, quả bơ, trứng, phô mai,…

Nhổ răng khôn bao lâu thì ăn uống bình thường được?

Tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng người mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Với những cơ địa bình thường thì chỉ sau 3, 4 tuần là lành hẳn.

Nhưng sau 3, 4 ngày nhổ răng, bệnh nhân đã có thể ăn được những thức ăn mềm dễ dàng. Sau 1 tuần thì sẽ ăn uống gần như bình thường.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Các phương châm hội thoại Soạn văn 9 tập 1 bài 1 (trang 8)

Tham khảo thêm: Những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng mà bạn nên biết

Một số lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn nên làm gì để vết thương mau lành là một câu hỏi của rất nhiều người. Chăm sóc vết thương tốt không chỉ giúp bạn đỡ đau hơn và nhanh hồi phục hơn.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên lưu ý những việc sau đây để giúp vết nhổ răng khôn không bị tổn thương cũng như nhanh chóng hồi phục:

Tránh vận động mạnh

Người nhổ răng khôn nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnhNgười nhổ răng khôn nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên tránh những hoạt động nặng nhọc, có thể vô tình va chạm vết thương và khiến vết nhổ bị chảy máu. Ngoài ra, khi nằm nghỉ, bạn nên kê gối cao và lót trước khăn để phòng hờ tình trạng rỉ một chút máu ngay sau khi nhổ.

Hạn chế hút thuốc

Người nhổ răng khôn nên hạn chế hút thuốcNgười nhổ răng khôn nên hạn chế hút thuốc

Các thành phần chính có trong thuốc lá bao gồm nicotine, cacbon oxit và axit cyanhydric sẽ làm co mạch ngoại vi, dẫn đến hiện tượng rối loạn tế bào đa nhân trung tính, khiến cho nồng độ oxy trong cơ thể bị giảm, làm suy yếu hệ miễn dịch và kéo dài thời gian hồi phục vết thương.

Kiểm soát việc chảy máu

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ cầm máu bằng cách cắn gạcTham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ cầm máu bằng cách cắn gạc

Hiện trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hết sức bình thường. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để hiểu rõ hơn về cách cầm máu chân răng bằng miếng gạt cũng như nếu nhận thấy tình trạng chảy máu chân răng tiếp diễn quá lâu.

Đồng thời, trong 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn tuyệt đối không được dùng nước súc miệng, sát khuẩn vì việc này có thể kích thích vết thương chảy máu nhiều hơn.

Kiểm soát vết sưng

Kiểm soát vết sưng sau khi nhổ răng khônKiểm soát vết sưng sau khi nhổ răng khôn

Sau khi răng khôn được nhổ, tính thấm của thành mạch máu nơi chân răng sẽ tăng lên, khiến cho chất lỏng, protein và tế bào bạch cầu di chuyển đến vết thương mô hàm và từ đó làm chỗ nhổ răng bị sưng lên, cho nên đây cũng là một hiện tượng rất bình thường và sẽ hết trong vòng 1 – 2 ngày.

Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ, bạn có thể cải thiện vết sưng bằng cách chườm đá 30 phút lên chỗ sưng, nghỉ 30 phút rồi chườm lại như vậy trong khoảng 2 – 3 giờ đầu ngay sau khi răng khôn được nhổ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh, kháng viêm để làm giảm hiện trạng này.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 7: Communication Soạn Anh 6 trang 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Kiểm soát cơn đau

Kiểm soát cơn đau sau nhổ răng khôn bằng cách sử dụng paracetamolKiểm soát cơn đau sau nhổ răng khôn bằng cách sử dụng paracetamol

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn với thành phần chính là efferalgan và paracetamol. Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể sử dụng 1 – 2 viên thuốc khi đã ăn no, tuy nhiên mỗi lần uống phải cách nhau 4 tiếng và 1 ngày không được dùng quá 8 viên.

Đồng thời, do một số loại thuốc sẽ có chứa corticoid, hoạt chất làm cho dạ dày bị kích ứng nên nếu bạn bị đau dạ dày thì cần nói cho bác sĩ biết trước nhé!

Vệ sinh răng miệng

Chỉ nên đánh răng nhẹ nhàng kể từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng khônChỉ nên đánh răng nhẹ nhàng kể từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng khôn

Như đã nói ở trên, bạn không được dùng nước súc miệng, sát khuẩn và cả máy tăm nước để vệ sinh răng miệng ngay sau khi nhổ răng mà chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý nồng độ thấp hay nước sát khuẩn có chlorhexidine cách 1 ngày sau khi nhổ răng khôn.

Kể từ ngày thứ 2, bạn đã có thể đánh răng trở lại tuy nhiên cũng cần phải thật nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vết nhổ răng.

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm. Răng khôn không xuất hiện ở trẻ nhỏ mà chỉ mọc khi con người đã trưởng thành, thường là ở độ tuổi 18 trở lên.

Do vòm miệng của mỗi người không đủ rộng nên răng khôn khi mọc có xu hướng bị lệch, chen vào chỗ các răng khác, từ đó làm hàm của chúng ta bị sưng, gây đau đớn, hoặc tệ hơn là xuất hiện những biến chứng như u nang, xuất hiện khe giắt thức ăn giữa răng khôn với răng bên cạnh nên thông thường, việc nhổ răng khôn là rất cần thiết.

Trên đây là các loại thực phẩm cần kiêng khi nhổ răng khôn để giúp vết thương nhanh hết đau và mau lành. Hy vọng với bài viết này của Wikihoc.com, bạn sẽ có thể bỏ túi thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như giúp cho mình có một sức khỏe răng miệng thật tốt nhé!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhổ răng khôn kiêng gì, ăn gì? Bao lâu thì ăn uống bình thường? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *