Bạn đang xem bài viết Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu? Cách đo nhiệt độ cơ thể đúng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nhiệt độ cơ thể con người luôn phải được cân bằng, nếu nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng hoặc giảm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng khám phá những thông tin bổ ích về nhiệt độ cơ thể con người và bỏ túi phương pháp đo nhiệt độ cơ thể đúng cách dưới đây nha.

Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu?

Cơ thể của chúng ta có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để phù hợp với môi trường sống và hoạt động cá nhân. Nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ từ 36 độ C – 37,5 độ C và nhiệt độ trung bình là ở khoảng 36,8 độ C.

Nhiệt độ cơ thể người bình thườngNhiệt độ cơ thể người bình thường

Người ta thường đo thân nhiệt ở 3 vị trí là trực tràng, miệng và nách:

  • Ở trực tràng: Nhiệt độ nằm trong khoảng từ 36,3 độ C – 37,1 độ C.
  • Ở miệng: Nhiệt độ ở đây sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,2 – 0,6 độ C.
  • Ở nách: Nhiệt độ đo ở vị trí này sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,5 – 1 độ C, là nơi thuận tiện nhất để đo nhiệt độ cơ thể.
Tham khảo thêm:   Cách nấu cháo cá lóc rau đắng đậm chất miền Tây

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Tuổi tác

các bé nhỏ, nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn một chút so với người lớn, bởi vì trung khu điều hoà thân nhiệt ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Còn ở người già, thân nhiệt của họ lại thấp hơn so với những người trẻ do khả năng vận động, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu kém.

Ngoài ra, cứ sau khoảng 10 năm thì thân nhiệt con người sẽ có sự giảm nhẹ.

Nội tiết tố ở phụ nữ

Sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố ở phụ nữ khi ở kỳ kinh nguyệt, kỳ rụng trứng hoặc giai đoạn mang thai sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ 0,3 đến 0,8 độ C tùy trường hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thểCác yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Hoạt động nhiều

Việc vận động mạnh, sử dụng thể lực nhiều có thể khiến nhiệt độ ở trực tràng tăng.

Thời gian đo nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cơ thể người sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày, từ 0,5°C – 1°C. Thông thường, thân nhiệt sẽ ở mức thấp nhất vào lúc sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.

Vị trí đo nhiệt độ cơ thể

Kết quả đo nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí mà bạn chọn để đo thân nhiệt.

Nhiệt độ như thế nào là bất thường cần đi khám?

Khi cơ thể bị hạ thân nhiệt

Cơ thể bị hạ thân nhiệtCơ thể bị hạ thân nhiệt

Nếu bạn nhận thấy tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh, run rẩy, khó thở thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:   Cách làm matcha đá xay kem ngon, béo ngậy, đơn giản tại nhà

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp là do:

  • Thời tiết lạnh.
  • Sốc rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
  • Cơ thể đang gặp một số rối loạn như bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp.
  • Cơ thể bị nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi hoặc người có sức đề kháng kém.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao

Nhiệt độ cơ thể tăng caoNhiệt độ cơ thể tăng cao

Ở người trưởng thành, nhiệt độ ở miệng trên 38 độ C hoặc ở trực tràng là 38,3 độ C chính là dấu hiệu của tình trạng sốt. Còn nhiệt độ sốt của trẻ em khi đo ở vị trí trực tràng là cao hơn 38 độ C.

Nếu cơ thể bạn đột nhiên không kiểm soát được nhiệt độ và thân nhiệt liên tục tăng thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để hạ sốt và được chăm sóc, theo dõi tình trạng.

Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể thường dùng

Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể thường dùngDụng cụ đo nhiệt độ cơ thể thường dùng

Nhiệt kế đo thân nhiệt là dụng cụ y tế cần thiết tại nhiều gia đình, giúp việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Dưới đây là 3 loại nhiệt kế phổ biến nhất:

  • Nhiệt kế thủy ngân: Có độ chính xác cao, được các bác sĩ và y tá sử dụng rộng rãi.
  • Nhiệt kế điện tử: An toàn và phù hợp với mọi đối tượng, cho kết quả nhanh và chính xác.
  • Nhiệt kế hồng ngoại: Dễ sử dụng, thời gian đo thân nhiệt chỉ mất khoảng 3 – 5 giây.
Tham khảo thêm:   Cách đo, chọn size áo ngực theo kích thước chuẩn người Việt

Cách đo nhiệt độ cơ thể tại nhà

Đo bằng nhiệt kế thủy ngân

Đo bằng nhiệt kế thủy ngânĐo bằng nhiệt kế thủy ngân

Bước 1 Cầm chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực vẩy mạnh để nhiệt độ trong nhiệt kế giảm xuống dưới mức 35 độ C.

Bước 2Kẹp nhiệt kế thủy ngân vào phần nách và giữ nguyên từ 5 – 7 phút.

Bước 3 Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả đo thân nhiệt.

Đo bằng nhiệt kế điện tử

Đo bằng nhiệt kế điện tửĐo bằng nhiệt kế điện tử

Bước 1 Khởi động nhiệt kế với phím On/Off, cài đặt nhiệt độ hiển thị là độ C.

Bước 2 Đưa đầu cảm biến của nhiệt kế theo hướng nghiêng 45 độ hoặc vuông góc với trán và cách trán khoảng từ 1 – 3cm. Sau đó, hãy bấm nút Start để tiến hành đo thân nhiệt.

Bước 3 Chờ khoảng 3 – 5 giây và đọc kết quả đo trên màn hình.

Đo bằng nhiệt kế hồng ngoại

Đo bằng nhiệt kế hồng ngoạiĐo bằng nhiệt kế hồng ngoại

Bước 1 Mở nắp đậy đầu đo và ấn nút ON để khởi động máy.

Bước 2 Đưa đầu đo của nhiệt kế vào vị trí cần đo, khoảng cách là từ 1 đến 3 cm.

Bước 3 Ấn nút START, quá trình đo sẽ kết thúc trong 1 – 3 giây cùng với 1 tiếng bíp dài.

Bước 4 Bỏ nhiệt kế ra và kiểm tra kết quả đo thân nhiệt.

Trên đây là những kiến thức bổ ích mà Wikihoc.com muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này thú vị.

Nguồn: Vinmec

Chọn mua các loại trái cây tại Wikihoc.com để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu? Cách đo nhiệt độ cơ thể đúng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *