Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 là một kiến thức cơ bản trong chương trình toán lớp 4. Khi nắm được kiến thức này sẽ giúp việc tính toán của học sinh nhanh hơn, chính xác hơn, cũng như tạo tiền đề học các dạng toán nâng cao tốt hơn. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về việc nhân số bất kỳ tận cùng là số 0 hãy cùng Wikihoc khám phá chi tiết ngay trong bài viết sau đây.

Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 là gì?

Nhân một số với số có tận cùng là số 0 là một phép tính nhân cơ bản với những số có từ 2 chữ số trở lên mà số tận cùng của số đó là chữ số 0 như 10, 20, 30,…210….

Phép nhân một số với số có tận cùng là số 0 sẽ học trong toán lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ: 324×20=?

Ta có:

1324 × 20

= 1324 × (2 × 10)

= (1324 × 2) × 10

= 2648×  10

= 26480.

Vậy ta có thể tính như sau:

Nhân 1324 với 2 ta được 2648, viết 2648.

Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648, được 26480.

Cách nhân số với một số bất kỳ tận cùng là số 0

Khi thực hiện phép tính nhân với một số có tận cùng là chữ số 0, các em thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thực hiện đếm xem có bao nhiêu số 0 tận cùng của những thừa số trong phép tính.

  • Bước 2: Viết bất nhiêu số 0 đếm được ở bước 1 vào phía bên phải tích.

  • Bước 3: Thực hiện phép tính nhân với những số còn lại rồi viết kết quả vào bên trái những số 0 vừa viết.

Ví dụ: 130 × 80

Nhân 13 với 8, được 104, viết 104.

Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 104, được 10400.

Suy ra, 130 x 80 = 10400

Hoặc:

Ta có:

(13 x 10) x (8 x 10)

= (13 x 8) x (10 x 10)

= 104 x 100

= 10400

Các dạng toán nhân với số có tận cùng là chữ số 0 thường gặp

Cũng tương tự như các dạng toán thông thường trong phép tính nhân, với kiến thức nhân số với số có tận cùng là chữ số 0 cũng sẽ có những dạng bài tập sau:

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Đề cương cuối kì 1 Văn 10 sách KNTT, CTST, CD

Có nhiều dạng bài tập trong phép tính nhân để bé thực hiện. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Tính nhẩm

Phương pháp giải: Dạng bài tập này các bé sẽ thực hiện tính nhẩm bài toán theo hàng ngang, có thể áp dụng các bước giải trên để giải chính xác.

Ví dụ: 150 x 60

Nhân 15 với 6, được 90, viết 90.

Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 90, được 9000.

Suy ra, 150 x 60 = 9000

Dạng 2: Đặt tính rồi tính

Phương pháp giải: Cách giải phép tính theo cột dọc theo chiều từ phải qua trải. Hoặc có thể áp dụng theo các bước giải phép tính nhân với số có tận cùng là chữ số 0 trên để đưa ra đáp án chính xác.

Ví dụ: 1324 x 40

Ta có:

1324

x  40

———-    

53 680

Dạng 3: Giải toán có lời văn

Phương pháp giải: Các em cần phải đọc kỹ đề bài đưa ra, xem dữ liệu đã cho rồi dựa vào yêu cầu đề bài để đưa ra phép tính và cách giải chính xác. Sau đó trình bày lời giải dưới dạng lời văn và đáp số.

Ví dụ:

Một bao gạo cân nặng 50kg, một bao ngô có cân nặng là 60kg. Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?

Ô tô chở số gạo là:

50 x 30 = 1500 kg

Ô tô chở số ngô là:

60 x 40 = 2400 kg

Ô tô chở tất cả số gạo và ngô là:

1500 + 2400 = 3900 kg

Đáp số: 3900 kg gạo và ngô

Bí quyết học và ghi nhớ kiến thức nhân với số có tận cùng là số 0 hiệu quả

Cũng tương tự như các phép tính nhân thông thường, để giúp bé có thể thực hiện giải bài tập chính xác thì dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ có thể tham khảo thêm:

Xây dựng nền tảng toán học từ nhỏ cho trẻ cùng Wikihoc Math

Toán học là một bộ môn khá khô khan, cũng như đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo của trẻ rất nhiều. Nếu không có phương pháp dạy phù hợp con rất dễ nhàm chán, cũng như bị hổng kiến thức ngay từ nhỏ.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 5: Skills 1 Soạn Anh 7 trang 56 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Vậy nên, để giúp trẻ có sự hứng thú hơn khi học toán, cũng như tạo nền tảng toán học ngay từ nhỏ thì bố mẹ có thể tham khảo thêm ứng dụng Wikihoc Math. Đây là một ứng dụng dạy toán tư duy bằng tiếng Anh được Wikihoc phát triển và nhận được sự quan tâm của hàng triệu phụ huynh tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Điểm đặc biệt của Wikihoc Math chính là xây dựng hệ thống nội dung bài giảng bám sát chương trình GDPT mới nhất dành cho đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học, với hơn 60 chủ đề toán bao gồm cả phép tính nhân, chia, cộng, trừ,… để hỗ trợ bé nắm chắc kiến thức trên trường học tốt hơn.

Học toán dưới dạng video, hình ảnh ngộ nghĩnh cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Đồng thời, tất cả nội dung bài học được biên soạn dưới dạng video, hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh sẽ tác động tới khả năng ghi nhớ và tạo sự hứng thú của bé khi học hiệu quả hơn.

Kết hợp với đó sẽ là hơn 10.000 hoạt động tương tác được xây dựng lên, để giúp trẻ vừa được học, vừa được chơi. Một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp kích thích tư duy não bộ của trẻ khi học toán hiệu quả hơn, giúp con yêu thích môn toán hơn thay vì chỉ học trên sách vở.

Chưa kể, toàn bộ bài giảng trên Wikihoc Math được dạy bằng tiếng Anh nên sẽ là cơ hội để bé vừa học toán, vừa học ngoại ngữ một cách tự nhiên mà không tốn quá nhiều chi phí. Chỉ với khoảng 2000đ/ngày mà có thể giúp bé nâng cao năng lực học tập của mình thì quả là rất đáng đầu tư đúng không nào?

Đảm bảo bé nắm rõ bảng cửu chương nhân

Để thực hiện được phép tính nhân, chắc chắn bé phải nắm được rõ bảng cửu chương đã học từ chương trình toán lớp 2. Đây chính là tiền đề, điều kiện để giúp con có thể giải được các bài tập tính nhân chính xác.

Vậy nên, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra xem bảng cửu chương nhân của con đã học thuộc hay chưa? Nếu chưa cần cung cấp kịp thời, hoặc cho bé học cùng Wikihoc Math để giúp bé vừa học vui và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Tả con chó (18 mẫu) Những đoạn văn miêu tả con chó lớp 3

Học đi đôi với hành là điều rất cần thiết

Sau khi đã hiểu rõ về lý thuyết nhân với số có tận cùng là chữ số 0, bố mẹ nên cùng và cho bé thực hành nhiều hơn, thông qua việc làm bài tập trên trường, SGK, sách bài tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet, trải nghiệm các hoạt động toán học trên Wikihoc Math…

Việc được thực hành thường xuyên là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả học tập, kích thích tư duy não bộ và khả năng ghi nhớ khi học toán của trẻ tốt hơn.

Việc thực hành thường xuyên rất tốt khi học toán. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số bài tập về nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để bé luyện tập

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 1324 x 40;

b) 13546 x 30;

c) 5642 x 200.

Bài 2: Tính:

a) 1326 x 300;

b) 3450 x 20;

c) 1450 x 800

Bài 3: Một tấm kính hình chữ nhật có chiều rộng 30cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích của tấm kính đó?

Bài 4: Rạp chiếu phim có 100 vé, biết người ta đã bán được 70 vé, mỗi vé 20000 đồng. Hỏi số vé còn lại trị giá là bao nhiêu tiền?

Bài 5: Một huyện núi có 10 xã vùng thấp và 20 xã vùng cao. Mỗi xã vùng thấp được cấp 850 quyển truyện, mỗi xã vùng cao được cấp 980 quyển truyện. Hỏi huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện ?

Bài 6:

a) Tìm các số tròn chục viết vào chỗ chấm để có :

 ….. × 5 < 210                                           ….. × 5 < 210

 ….. × 5 < 210                                           ….. × 5 < 210

b) Viết vào ô trống số tròn chục bé nhất để có :

6 × ….. > 290

Bài 7: Một đội xe có 7 ô tô chở gạo. Mỗi ô tô chở được 60 bao gạo, mỗi bao gạo cân nặng được 50kg. Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu tấn gạo ?

Bài 8: Viết vào chỗ chấm số tròn chục bé nhất trong các số tròn chục thích hợp để có:

8 × ……  >  470

Bài 9: Một đội xe có 6 ô tô chở xi măng. Mỗi ô tô chở được 30 bao xi măng, mỗi bao cân nặng 50kg. Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu tấn xi măng ? (Giải bằng hai cách).

Bài 10: Đặt tính rồi tính :

a) 1342 × 40

b) 13546 × 30

c) 5642 × 200

d) 1326 × 300

e) 3450 × 20

g) 1450 × 800 

Kết luận

 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về nhân với số có tận cùng là chữ số 0. Đây là một dạng toán khá quen thuộc, nhưng chắc chắn nhiều bé sẽ gặp khó khăn. Vậy nên, bố mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng những bí quyết trên để nâng cao hiệu quả học toán của trẻ tốt hơn nhé.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *