Bạn đang xem bài viết Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Thất Tịch là một ngày lễ diễn ra vào ngày 7/7 hằng năm. Liệu bạn đã biết về nguồn gốc của ngày lễ này và những phong tục của nó? Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé.

Tìm hiểu về ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Lễ Thất Tịch tiếng Trung Quốc gọi là gì?

Thất Tịch (七夕) là một ngày lễ truyền thống trong văn hóa của Phương Đông. Tại Trung Quốc, lễ Thất Tịch còn có nhiều cái tên gọi khác như:

  • Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
  • Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật người chị thứ bảy.
  • Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Đây là một ngày hội mà nam nữ nữ thể hiện tình yêu đôi lứa và tình cảm của mình cho một nửa kia.

Lễ Thất Tịch tiếng Trung Quốc gọi là gì?Lễ Thất Tịch tiếng Trung Quốc gọi là gì?

Sự tích ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Chuyện xưa truyền rằng Ngưu Lang là chàng chăn trâu tuy nghèo khó nhưng rất chăm chỉ và luôn hướng thiện. Chàng dành hết tình cảm của mình cho nàng tiên dệt vải là Chức Nữ – con gái của Vương Mẫu Nương Nương, người dệt nên những đám mây ngũ sắc sặc sỡ trên bầu trời.

Rồi nhờ vào tình yêu say đắm mà hai người cũng nên duyên vợ chồng, qua những năm tháng êm đềm và hạnh phúc bên nhau hai người đã hạ sinh được một người con trai và một người con gái.

Sự tích ngày Thất Tịch ở Trung QuốcSự tích ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Nhưng những ngày tháng êm đềm và hạnh phúc ấy không được bao lâu thì một ngày Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang đau khổ mà đuổi theo nhưng lại bị chặn với con sông Thiên Hà – ranh giới giữa cõi trần và cõi tiên. Nhớ thương vợ mình nên chàng Ngưu Lang cứ đứng chờ đợi mãi mà chẳng bao giờ chịu rời đi.

Tham khảo thêm:   Cách pha chế 1 ly Pina Colada ngon đúng chuẩn

Chính vì lẽ đó mà trên bầu trời cạnh chòm sao Thiên Hà có một vì sao nhỏ mà người ta gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm động trước tấm chân tình tình của chàng đã đồng ý cho đôi lứa được gặp nhau vào ngày Thất Tịch, ngày 7 tháng 7 m lịch mỗi năm một lần.

Lễ Thất TịchLễ Thất Tịch

Chính vì lẽ đó mà cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, những đàn chim trên trời nối lại với nhau thành cây cầu bắc sang sông Thiên Hà cho đôi nam nữ được gặp nhau. Trong những lần gặp gỡ đó đó hai người đã khóc rất nhiều từ đấy tạo nên những cơn mưa trong ngày Thất Tịch.

Tham khảo thêm: Tại sao Thất Tịch lại có mưa? Thất Tịch không mưa thì sao?

Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc ốc ban đầu còn được biết đến với là ngày lễ nhân gian để tưởng nhớ đến vị tiên thứ bảy. Theo truyền thuyết Chức Nữ chính là nàng tiên thêu thùa dệt vải người thêu lên những đám mây ngũ sắc trên bầu trời, người đã tạo ra tơ tằm.

Đây là ngày lễ để thể hiện sự tôn kính và yêu thương của con người đối với thiên nhiên và đối với những người phụ nữ giỏi giang.

Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung QuốcÝ nghĩa ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Bên cạnh đó đây cũng là một ngày để tưởng nhớ về tình yêu đôi lứa của Ngưu Lang và Chức Nữ. Tình yêu truyền thuyết này ngày vượt qua ranh giới giữa thần và người nên sau này ngày lễ càng ngày càng được biết đến nhiều như một ngày lễ tình nhân của Trung Quốc và một số nước Đông Á khác trong đó có cả Việt Nam.

Những phong tục trong ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc ăn gì?

Sủi cảo

Một món ăn rất phổ biến trong ngày Thất Tịch ở Trung Quốc đó là món sủi cảo. Tương truyền các tập tục này là để cầu xin cho tay chân được nhanh nhẹn, kỹ năng thêu thùa của người con gái ngày càng được nâng cao.

Tham khảo thêm:   Chữ ký đẹp theo tên - Top 30 mẫu chữ ký phong thuỷ đẹp theo tên

Chính vì lẽ đó mà những cô gái sẽ chuẩn bị nguyên liệu để làm sủi cảo và giấu trong đó một đồng tiền, một cái kim và một quả táo. Theo dân gian thì ai ăn phải đồng tiền thì sẽ có phúc và giàu có, ai ăn phải cây kim thì tay chân nhanh nhẹn thêu thùa khéo léo còn ai ăn phải táo đỏ thì sẽ sẽ sớm gặp hỷ và kết hôn.

Sủi cảoSủi cảo

Xảo quả

Bột mì trộn với đường và mật ong tạo thành những vật nhỏ xinh xắn đem chiên lên và cuộn với sen tươi, củ sen trắng, củ ấu đỏ tạo thành món xảo quả nổi tiếng trong ngày Thất Tịch tại Trung Quốc. Đây là một món ăn cầu kỳ, cần sự tỉ mỉ và dụng tâm nên được dùng để gửi gắm tâm tình người làm bánh.

Xảo quảXảo quả

Xảo tô

Một món ăn cũng có nguyên liệu rất giống với xảo quả đó là xảo tô nhưng khác một điều đó là bánh xảo tô được tạo hình hình thành cô nàng Chức Nữ. Việc tặng xảo tô cho người khác nhằm giúp họ có tay chân nhanh nhẹn và khéo léo như đôi tay của nàng tiên Chức Nữ.

Gà

Dân gian tương truyền rằng trong ngày 7 tháng 7 này nếu gà trống mà không gáy thì đôi Ngưu Lang và Chức Nữ có thể được gặp nhau lâu hơn. Chính vì lẽ đó mà trong ngày này người Trung Quốc nhằm thể hiện ước mong hạnh phúc lâu dài và vững bền thì thường giết một con gà để cúng.

GàGà

Giá

Trước khi ngày lễ Thất Tịch đến các cô gái sẽ cho đậu xanh vào ngâm với nước để đậu lên mầm khoảng hơn 5 cm tạo thành món “rau bái thần” trong truyền thuyết mà ngày nay chúng ta gọi là giá đỗ. Mục đích của việc này là để cầu cho con đường tình duyên thuận lợi.

GiáGiá

Chè đậu đỏ

Người ta hay gọi đậu đỏ là đậu tương tư, vì vậy nên nếu vào ngày Thất Tịch mà ăn chè đậu đỏ (hoặc những món ăn có đậu đỏ) thì người chưa có người yêu sẽ sớm có, còn người đã có người thương thì sẽ gặp hạnh phúc viên mãn.

Tham khảo thêm:   Hóa học 9 Bài 37: Etilen Giải Hoá học lớp 9 trang 119

Chè đậu đỏChè đậu đỏ

Những hoạt động trong ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Theo truyền thống thì lễ Thất Tịch là ngày lễ lễ để ca ngợi sự khéo léo và tài hoa của nàng tiên thứ bảy cũng như như là sự đảm đang và giỏi giang của những người phụ nữ. Vì vậy trong ngày này những người phụ nữ sẽ tổ chức những hoạt động để thể hiện hiện sự khéo léo và thông minh của mình:

Xâu kim, thêu thùa

Một trong những hành động ảnh phổ biến nhất vào ngày lễ Thất Tịch đó là sâu kim và thêu thùa. Các cô gái sẽ tổ chức để cầu nguyện cô tiên thợ dệt Chức Nữ với mong muốn được ban phước cho đôi bàn tay khéo léo và đảm đang trong công việc hàng ngày.

Xâu kim, thêu thùaXâu kim, thêu thùa

Thả kim trên nước

Ai là một người đam mê bộ phim Diên Hy Công Lược thì không thể không nhớ đến điển tích thả kim trên mặt nước vào ngày lễ Thất Tịch. Nếu cây kim không bị chìm xuống đó sẽ là một điềm báo cho sự thông minh khéo léo và sáng dạ của cô gái.

Thả kim trên nướcThả kim trên nước

Bái Chức Nữ

Hàng năm, vào đêm Thất Tịch, để nhớ tới sự tích Ngưu Lan Chức Nữ, các cô gái sẽ lập bàn cúng Chức Nữ. Trong đó có bình hoa quả và Ngũ Tử chưng cùng với những vật phẩm thêu dệt đơn giản nhằm tưởng nhớ và biết ơn sự khéo léo cũng như mong muốn được ban phước cho đôi bàn tay nhanh nhẹn, đảm đang trong công việc nữ công gia chánh hàng ngày.

Bái Chức NữBái Chức Nữ

Tham khảo thêm: 50 lời tỏ tình bằng tiếng Trung lãng mạn và ngọt ngào nhất

Trên đây là nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc mà Wikihoc.com muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này thú vị.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *