Trong bài viết hôm trước, các em đã được tìm hiểu về âm thanh và những điều thú vị xung quanh chúng. Hôm nay, Wikihoc sẽ tiếp tục chia sẻ cho các em một bài viết khác nói về đặc điểm của của những vật phát ra âm thanh, hay còn được gọi là nguồn âm. Vậy nguồn âm là gì? Nguồn âm khác với âm thanh ở điểm nào? Tất cả sẽ được giải thích rõ trong bài viết dưới đây.

Nguồn âm là gì?

Nguồn âm được hiểu là những vật phát ra âm thanh. 

Ví dụ: tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng thổi sáo, tiếng đàn piano đang chơi,…. Tất cả chúng đều được gọi là nguồn âm.

Khi phát ra âm thanh, các vật đều dao động.

Ví dụ về nguồn âm 

  • Nguồn âm tự nhiên như: Tiếng sấm sét, tiếng mưa,…

Các nguồn âm tự nhiên như tiếng thác nước, tiếng mưa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Nguồn âm nhân tạo: Tiếng đàn piano, tiếng gõ trống, tiếng thổi sáo,…

Các nguồn âm nhân tạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Mặc dù âm thanh phát ra từ các nguồn âm là khác nhau, thế nhưng các nguồn âm đều có một đặc điểm chung.

Đặc điểm chung của các nguồn âm 

Khi ta bật loa quan sát thấy loa đang phát ra âm thanh thì có sự rung động ở màng loa. 

Dùng một sợi dây chun kéo căng, lấy tay bật sợi dây thì ta thấy nó phát ra âm thanh khi dao động. 

Qua hai ví dụ trên, người ta nhận thấy rằng khi các vật mà phát ra âm thanh thì các vật đều dao động. 

Tham khảo thêm:  

Vậy, các nguồn âm đều có đặc điểm chung là: Khi phát ra âm thanh, các vật đều dao động.

Hay nói theo cách khác: Đã là nguồn âm thì các vật đều dao động 

Dao động ở đây chính là sự chuyển động (rung động) qua lại vị trí cân bằng (vị trí lúc vật đứng yên).

Các nguồn âm khi phát ra âm thanh thì đều dao động. (Ảnh: Canva.com)

Giải thích một số thuật ngữ 

  • Dao động: Dao động là sự chuyển động (rung động) qua lại vị trí cân bằng.

  • Vị trí cân bằng: Là vị trí là vật đang ở trạng thái đứng yên.

  • Tần số dao động: là số dao động của vật trong 1 giây, có đơn vị tính là Héc (kí hiệu Hz).

  • Biên độ dao động: là độ chênh lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.

  • Độ cao của âm phụ thuộc vào: Tần số dao động. Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động của vật càng lớn. Đồng thời âm sẽ phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động của vật càng nhỏ.

  • Độ to của âm phụ thuộc vào: Biên độ dao động. Khi biên độ dao động càng mạnh, âm thanh sẽ phát ra càng to. Ngược lại, khi biên độ dao động càng yếu, âm thanh phát ra sẽ càng nhỏ.

Xem thêm: Góc phản xạ: Khái niệm, cách tính & cách vẽ góc phản xạ

Nhận biết nguồn âm

Để có thể nhận biết được nguồn âm, các em cần dựa vào định nghĩa và đặc điểm của nguồn âm: Tất cả các vật dao động đều phát ra âm thanh (hay khi phát ra âm thanh, các vật sẽ dao động). Tất cả các vật phát ra âm thanh đều được gọi là nguồn âm. 

Bài tập về nguồn âm lớp 7 

Câu 1: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

Tham khảo thêm:   Cách nấu canh chua cá lóc chuẩn vị miền Tây

A. Khi kéo căng vật

B. Khi uốn cong vật

C. Khi nén vật

D. Khi làm vật dao động

Câu 2: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Người ca sĩ phát ra âm

B. Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc ti vi

C. Màn hình tivi dao động phát ra âm

D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm

Câu 3: Khi ta nghe thấy tiếng nhạc từ đài phát ra thì:

A. Màng loa của đài bị căng ra.

B. Màng loa của đài bị nén lại.

C. Màng loa của đài bị dao động

D. Màng loa của đài bị dịch chuyển

Câu 4: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống

B. Dùi trống

C. Mặt trống

D. Không khí xung quanh trông

Câu 5: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?

A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm

B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm

C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng sấm

D. Cả ba lí do trên

Câu 6: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

A. Tay bấm dây đàn.

B. Tay gảy dây đàn

C. Hộp đàn.

D. Dây đàn.

Câu 7: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?

Tham khảo thêm:  

A. Mặt bàn dao động phát ra âm

B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm

C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm

D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.

Câu 8: Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, mandolin, viôlông sen… có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.

D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng Nguồn âm là gì?

A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh

B. Là những vật phát ra âm thanh

C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm thanh khi nào?

A. Khi kéo căng vật

B. Khi uốn cong vật

C. Khi nén vật

D. Khi làm vật dao động

Câu 11: Em hãy chọn câu sai:

A. Nguồn âm là vật phát ra âm

B. Dao động là sự dung động qua lại vị trí cân bằng

C. Mọi vật dao động đều phát ra âm

D. Khi phát ra âm các vật đều dao động

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng Khi bạn A nói thầm vào tai bạn B, bộ phận nào dao động phát ra âm?

A. Màng nhĩ của bạn B

B. Khí quản của bạn A

C. Lớp không khí giữa hai bạn

D. Dây âm thanh của bạn A

ĐÁP ÁN:

  1. D

  2. D

  3. C

  4. C

  5. C

  6. D

  7. A

  8. B

  9. B

  10. D

  11. C

  12. D

Sau khi đọc bài viết trên, các em đã có thể phân biệt được nguồn âm và âm thanh. Đồng thời, cũng hiểu thêm về đặc điểm cũng như cách nhận biết nguồn âm là gì? Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết này nhé!

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *