Bạn đang xem bài viết Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? 5 cách hạ sốt nhanh an toàn tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt nóng lạnh là tình trạng bệnh rất phổ biến, xảy ra với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay nhóm máu. Tuy nhiên, nếu bạn biết vận dụng những cách thức dưới đây và xử trí đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng qua khỏi.
Sốt nóng lạnh là gì?
Sốt nóng lạnh là tình trạng khá phổ biến xảy ra khi cơ thể bạn không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, hoặc phản ứng với thuốc,…
Biểu hiện ban đầu của triệu chứng này khá đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể ớn lạnh, rét run, sau đó thân nhiệt sẽ dần ổn định, rồi có dấu hiệu nóng lên.
Những người bị sốt nóng lạnh thường sẽ đi kèm với những triệu chứng như: Mệt mỏi, nhạt miệng, đầy bụng, khó tiêu, da dẻ tái đi, thân nhiệt bất ổn,…
Nguyên nhân gây sốt nóng lạnh
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nóng lạnh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, khí hậu, các tác nhân sinh học hay phản ứng thuốc,…Tóm lại, có 3 nguyên nhân cơ bản sau khiến bạn bị sốt nóng lạnh:
Yếu tố thời tiết và môi trường
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ gây ra những dấu hiệu như: Mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu và sốt nóng lạnh.
Ngoài ra, sốt nóng lạnh còn có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường như: Những cơn gió mùa, cơn gió độc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,…
Yếu tố bệnh lý
Sốt nóng lạnh hay các triệu chứng sốt khác đa phần là do nhiễm khuẩn từ các loại virus, nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng có trong thức ăn, nước uống, hoặc môi trường sống xung quanh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề phòng hơn nếu tình trạng sốt nóng lạnh xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài vì nó có thể dấu hiệu của một số bệnh lý sau: Nhiễm khuẩn toàn thân, thương hàn, lao phổi, lupus ban đỏ, ung thư gan, não, phổi, thận hay tủy sống và tụy,…
Ngoài ra, các bệnh huyết học hay nhồi máu cơ tim cũng có thể gây nên tình trạng sốt nóng lạnh.
Yếu tố hệ miễn dịch
Tình trạng sốt nóng lạnh không chỉ do các tác nhân bên ngoài gây ra mà nó có thể xuất phát từ chính hệ miễn dịch bên trong cơ thể khi bạn uống thuốc hoặc tiêm phòng vaccine.
Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang phản ứng lại với các hoạt chất có trong thuốc.
Dấu hiệu nhận biết người bị sốt nóng lạnh
Khi bị sốt nóng lạnh, bạn thường cảm thấy: Mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược cơ thể và kèm theo đó là những triệu chứng thường gặp khác như: Đau họng, chảy mũi, đầy bụng, tiêu chảy, ăn uống khó khăn, thân nhiệt luôn cao hơn 37 độ C,…
- Đầu óc quay cuồng, lâng lâng, không thể tập trung, nói nhảm nói mớ.
- Không ăn uống được nhiều vì bị khó tiêu, đầy bụng, ợ chua hoặc nôn mửa liên tục.
- Thân nhiệt lên xuống bất thường, đau đầu, tiêu chảy kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Da dẻ xanh xao, tím tái, thiếu sức sống, thường xuyên buồn ngủ, không muốn hoạt động nhiều.
- Sốt nóng lạnh về đêm và vào sáng sớm là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm mãn tính.
Cách hạ sốt nhanh cho người lớn bị sốt nóng lạnh
Đừng lầm tưởng sốt nóng lạnh chỉ là căn bệnh đơn giản mà có thể chữa trị qua loa bạn nhé. Để có thể điều trị dứt điểm, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân gây ra bệnh hoặc nếu không tự tìm ra được nguyên nhân, hãy tìm đến bác sĩ để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp cho bản thân mình.
Bạn có thể điều trị sốt nóng lạnh tại nhà bằng những cách như sau:
- Nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước hoa quả, nước ép rau hay sữa,… Khi bị sốt, người bệnh rất dễ mất nước, nên việc tiếp sức đầy đủ nước cho cơ thể là cực kỳ quan trọng, tránh tình trạng đông máu.
- Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt quá nhiều, chỉ dùng khi thân nhiệt tăng cao từ 39 đến 40 độ C. Nếu nhận thấy nhiệt độ cao trên 40 độ C, người nhà hãy lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Hạn chế dùng các miếng dán hạ sốt cho bệnh nhân vì nếu dán quá nhiều sẽ khiến da bị nóng rát, tổn thương nhiều hơn.
- Thường xuyên làm mát cơ thể bằng việc chườm khăn mát lên các vùng như trán, nách, cổ hoặc bụng.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt đúng loại và đúng liều lượng do các y bác sĩ kê đơn.
Một số câu hỏi thường gặp về sốt nóng lạnh
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về sốt nóng lạnh mà người nhà và bệnh nhân nên tìm hiểu để biết cách ứng phó và điều trị phù hợp:
Có thể điều trị sốt nóng lạnh tại nhà hay không?
Câu trả lời là được. Bạn có thể điều trị sốt nóng lạnh ngay tại nhà hoặc tham khảo ý kiến từ các cơ sở y tế địa phương để tự điều trị.
Người bị sốt nóng lạnh nên làm gì, ăn gì?
Để mau chóng khỏi bệnh, người bị sốt nóng lạnh nên làm những việc sau:
- Bổ sung nước liên tục cho cơ thể.
- Ăn các loại thức ăn dạng lỏng như: Súp, cháo,…
- Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây để bổ sung vitamin.
- Xông hơi bằng lá bưởi hoặc lá ngải cứu.
- Ăn sữa chua để cải thiện đường ruột.
Người bị sốt nóng lạnh nên kiêng gì, không nên ăn gì?
Để bệnh tình không trở nặng, người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Hạn chế uống quá nhiều nước đá, nước lạnh hoặc ăn các loại thức ăn lạnh như kem, đá bào,…
- Không nên trùm kín chăn hoặc mặc quá nhiều áo vì sẽ khiến thân nhiệt càng cao hơn và có nguy cơ gây co giật.
- Tuyệt đối không uống trà khi đang bị sốt vì nó làm cho huyết áp tăng cao.
- Hạn chế dùng nhiều miếng dán hạ sốt.
- Không nên ăn quá nhiều trứng gà sẽ khiến sốt cảm lạnh lâu khỏi.
- Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng như: Tiêu, tỏi, ớt,… để tránh sinh nhiệt.
- Tuyệt đối không dùng chất kích thích như bia, rượu,… hoặc hút thuốc lá trong thời gian điều trị bệnh.
Khi nào cần đưa người bị sốt đến bệnh viện?
Trong trường hợp bệnh nhân sốt nóng lạnh kéo dài trong nhiều ngày hoặc thường xuyên tái phát và đi kèm các triệu chứng nguy hiểm như: Nói sảng, tiêu chảy, nôn mửa liên tục, sụt cân nhanh chóng,… thì cần phải đưa ngay đến bệnh viện để hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin điều trị bệnh sốt nóng lạnh cho người lớn an toàn, hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ Wikihoc.com nhé.
Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? 5 cách hạ sốt nhanh an toàn tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.