Bạn đang xem bài viết Ngủ dậy bị sưng môi trên vì sao? 3 biện pháp giảm sưng môi hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sưng môi khi ngủ dậy được xem là một bệnh lý của cơ thể, nếu như tiếp tục để môi trong tình trạng bị sưng như vậy thì lâu ngày sẽ gặp phải nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sưng môi trong bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây sưng môi sau khi ngủ dậy

Sưng môi trên khi ngủ dậy là tình trạng khá phổ biến từ trẻ em đến lứa tuổi vị thành niên. Tình trạng này thường kéo dài và kết thúc trong vài ngày hoặc vài tuần.

Sưng môi trên thường xảy ra do bị viêm môi hoặc môi tích tụ quá nhiều chất lỏng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây sưng môi trên sau khi ngủ dậy:

Do dị ứng

Một số bệnh nhân thường bị dị ứng với các loại thực phẩm nhất định, thuốc kháng sinh hoặc bạn đã có thể đã bị côn trùng đốt nên sẽ có dấu hiệu sưng to ở môi trên, kèm theo các triệu chứng như ngứa xung quanh viền môi, phát ban và nóng rát trong miệng, nhiệt miệng,…

Tham khảo thêm:   Thông báo thay đổi giờ làm việc

Bên cạnh đó, mề đay vô căn có thể gây ra tình trạng sưng môi trên. Đây là một dạng dị ứng cơ địa rất khó chẩn đoán và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Sưng môi do các phản ứng dị ứngSưng môi do các phản ứng dị ứng

Thói quen sử dụng cơ ở vùng môi nhiều

Khi liên tục hoạt động các cơ ở vùng môi sẽ khiến môi của bạn bị sưng khi cơ thể bắt đầu nghỉ ngơi. Điều này thường xảy ra khi bạn chơi các nhạc cụ kèn khiến cho môi luôn phải mím lại liên tục, dẫn đến các mô tế bào ở môi bị tổn thương và môi bị sưng.

Thói quen sử dụng cơ ở vùng môi nhiều như thổi kènThói quen sử dụng cơ ở vùng môi nhiều như thổi kèn

Nhiễm trùng và nổi mụn

Theo Kenneth M.Kaye, thạc sĩ tại Đại học Y dược Harvard, sưng môi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng Herpes gây ra bọng nước lớn trên môi. Ngoài ra, tình trạng sưng môi trên còn do mụn nhọt hoặc mụn nang gây nên. Mụn nang là loại mụn nghiêm trọng nhất có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo trên môi.

Nhiễm trùng và nổi mụnNhiễm trùng và nổi mụn

Gặp vấn đề về nha khoa

Tình trạng sưng môi trên có thể xảy ra do phương pháp niềng răng, phương pháp chỉnh nha, sưng nướu, mọc răng khôn, nhiễm trùng nướu,…

Sưng môi do các vấn đề về nha khoaSưng môi do các vấn đề về nha khoa

Ngoài ra, các nguyên nhân gây sưng môi trên sau khi ngủ dậy có thể là do chấn thương từ va đập, thói quen cắn môi, ung thư môi, u nang ở môi và có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Tham khảo thêm:   Sơ đồ tư duy bài Trao duyên Sơ đồ tư duy Trao duyên của Nguyễn Du

Khi nào người bị sưng môi đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi có dấu hiệu sưng môi kèm một số triệu chứng như:

  • Nhiễm trùng và mụn nang gây đau nhức, sưng đỏ dai dẳng, co giật cơ mặt, khó ăn uống như bình thường.
  • Có các triệu chứng như nổi mề đay, phù mạch, khó thở, thở khò khè, sưng và bầm tím môi không thuyên giảm hơn 24 giờ liền.
  • Viêm sưng bên trong khoang miệng do các vấn đề về nha khoa.

Khi nào người bị sưng môi đến gặp bác sĩ?Khi nào người bị sưng môi đến gặp bác sĩ?

3 biện pháp giảm sưng môi sau khi ngủ dậy hiệu quả

Theo đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh có thể làm giảm sưng môi hiệu quả bằng một số cách như sau:

Cách 1Bọc một viên đá trong tấm vải mỏng và chườm lên vết sưng để giảm viêm sưng môi, bạn nên tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với môi vì sẽ dễ bị bỏng lạnh cho môi.

Cách 2 Rửa sạch môi và thoa mật ong lên môi để từ 10 – 15 phút để tăng khả năng kháng khuẩn và làm lành các vết sưng đỏ rất hiệu quả.

Cách 3Chườm túi trà đen hoặc thoa trà đen đã lọc để nguội và được làm mát sẽ giảm tổn thương trên môi, giảm sưng, kháng viêm và kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, bạn cần phải dưỡng ẩm môi thường xuyên bằng một số loại son dưỡng để tránh tình trạng khô và nứt nẻ môi.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử (Dàn ý + 21 mẫu) Văn hóa ứng xử

Bạn nên thực hiện những phương pháp trên từ 1 – 3 lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như tình trạng sưng môi vẫn tiếp tục tái phát và ngày càng nặng hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.

Một số biện pháp giảm sưng môi hiệu quảMột số biện pháp giảm sưng môi hiệu quả

Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về nguyên nhân và cách làm giảm sưng môi trên sau khi ngủ dậy. Hy vọng bạn sẽ mau chóng khỏi bệnh và sớm khỏe lại nhé!

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chọn mua các loại son dưỡng môi tại Wikihoc.com để chăm sóc môi của bạn nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngủ dậy bị sưng môi trên vì sao? 3 biện pháp giảm sưng môi hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *