Bạn đang xem bài viết Nàng dâu chia sẻ cách nấu bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bài viết dưới đây sẽ gồm công thức chi tiết cho món bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng

Thời gian chế biến: 60 phút

Dành cho 4 người ăn

Nguyên liệu làm bánh đa cua Hải Phòng

  • Bánh đa đỏ/ bánh đa trắng tùy sở thích: 400 gram
  • Cua đồng xay 400 gram
  • Sườn sụn 300 gram
  • Thịt lợn xay 150 gram
  • Chả cá – mỡ phần – tôm khô 100 gram
  • Rau muống 300 gram
  • Cà chua 6 quả
  • Rau sống tùy sở thích
  • Mộc nhĩ 20 g
  • Lá lốt 10 g
  • Hành khô 10 g
  • Hành lá – mùi tàu 10 g
  • Gia vị: Nước mắm, muối, tiêu, hạt nêm…

Cách chế biến bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Mỡ rửa sạch, thái hạt lựuMỡ rửa sạch, thái hạt lựu

Rửa sạch mỡ phần và thái hạt lựu.

Ngâm tôm khô trong 1 bát nước ấm cho nở ra và sau đó rửa sạch.

Mộc nhĩ ngâm vào nước ấm khoảng 15 phút và rửa sạch, bỏ chân sau đó thái sợi.

Rửa sạch lá lốt, lựa lá to để làm chả lá lốt, lá nhỏ thì thái nhỏ trộn cùng với thịt xay.

Sơ chế các nguyên liệuSơ chế các nguyên liệu

Rửa sạch cà chua, bổ múi cau. Hành khô bóc vỏ và thái mỏng, hành lá, rau sống và mùi tàu nhặt và rửa sạch với 2 – 3 lần nước, thái nhỏ.

Nếu sử dụng bánh đa khô, bạn hãy ngâm bánh đa trong nước khoảng 5 phút để chúng nở đều, còn nếu sử dụng bánh đa tươi thì hãy bỏ qua bước này nhé.

Tham khảo thêm:   Top 10 kem dưỡng da tay được yêu thích nhất hiện nay, da nào cũng hợp

Bước 2 : Luộc sườn và làm riêu

Luộc sườn khoảng 2-3 phútLuộc sườn khoảng 2-3 phút

Rửa sạch sườn, cho vào nồi cùng nước lạnh, đun sôi khoảng 2 – 3 phút thì tắt và đổ phần nước đi, rửa sạch sườn dưới vòi nước một lần nữa.

Cho sườn lại vào nồi, thêm 2 lít nước vào và đun nhỏ lửa từ 30 – 40 phút. Bạn có thể nướng 2 -3 củ hành khô và cho vào để sườn được khử mùi và thơm hơn.

Dùng rây lọc loại bỏ phần vỏ, lấy phần nước cuaDùng rây lọc loại bỏ phần vỏ, lấy phần nước cua

Cho phần cua xay vào một bát nước lớn, khuấy và bóp nhẹ thịt cua bằng tay để chúng hòa đều với nước, lặp lại bước này 1 – 2 lần. Sau đó, dùng rây lọc lấy loại bỏ phần vỏ cứng, lấy nước cua và đun sôi.

Bước 3: Đun nước lọc cua và lấy gạch

Đun nước lọc cua và lấy gạchĐun nước lọc cua và lấy gạch

Sau khi nồi nước lọc cua vào nồi, thêm vào đó 1 chút muối và dùng đũa khuấy nhẹ cho tới khi nước có vẩn đục của riêu cua nổi lên thì ngừng. Sau khi sôi, gạch cua sẽ nổi lên bề mặt, bạn hãy dùng muôi múc phần riêu này ra một chiếc bát, phần nước cua sẽ tiếp tục được dùng để nấu nước dùng.

Bước 4: Làm chả lá lốt

Trộn đều thịt xay với mộc nhĩ thái sợi và lá lốt thái nhỏ, nêm vào ½ thìa café hạt nêm và 5 gram hành khô cùng 1 muống café tiêu. Để hỗn hợp nghỉ khoảng 5 phút cho ngấm gia vị.

Trải lá lốt đã rửa sạch ra mặt phẳng (mặt lá bóng úp xuống dưới).

Tham khảo thêm:   Cách tra cứu số điện thoại bàn nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Làm chả lá lốtLàm chả lá lốt

Lấy 1 thìa thịt xay vừa đủ đặt lên mặt lá, dàn đều và cuộn tròn, dùng cuống lá hoặc tăm nhọn găm lại để cố định chả. Làm lần lượt như vậy cho tới khi hết lá và thịt.

Cho dầu ăn lên chảo, khi dầu nóng lăn tròn các miếng chả trên chảo và rán lửa vừa cho tới khi xém đều và cho ra đĩa.

Bước 5: Trụng rau muống

Trụng rau muốngTrụng rau muống

Rau muống sau khi rửa sạch, đun sôi khoảng 1 lít nước và thả rau muống vào, thêm một nhúm muối để rau được xanh. Sau khi luộc 3 – 5 phút thì vớt ra và cho vào nước lạnh 5 – 7 phút để rau giữ được độ giòn.

Bước 6: Làm tóp mỡ và chả cá

Làm nóng chảo, cho phần mỡ được thái hạt lựu vào chảo và đảo đều (không đậy vung), đảo đến khi mỡ tóp lại và xém thì bỏ phần tóp mỡ ra đĩa, sau đó thêm hành khô đã cắt miếng vào phần mỡ thừa vừa làm xong, khi hành hơi ngả màu vàng thì lập tức tắt bếpvà vớt ra để ráo.

Chắt bớt mỡ trong chảo ra, chỉ để lại khoảng 15ml trong chảo và cho phần gạch cua vào đảo đều, sao đó thêm tóp mỡ và hành phi vào. Khi gạch chín thì bỏ ra một chiếc bát.

Tiếp tục sử dụng chảo vừa chưng gạch cua, thêm 15ml mỡ vào, khi mỡ nóng thêm cà chua đã bổ múi cau vào và xào mềm, sau đó thêm 10ml nước mắm, đảo đều và cho ra bát.

Thêm dầu ăn vào chảo, khi chảo nóng cho chả cá vào rán cho tới khi vàng đều 2 mặt và bỏ ra đĩa, cắt miếng vừa ăn.

Tham khảo thêm:   Câu cảm thán trong tiếng Anh Ngữ pháp tiếng Anh

Bước 7: Chế biến nước dùng bánh đa

Chế biến nước dùng bánh đaChế biến nước dùng bánh đa

Sau khi sườn chín mềm, vớt sườn ra một chiếc bát để riêng, sau đó đổ phần nước lọc cua vào nồi nước sườn, thêm 2 lít nước vào, đun sôi. Khi sôi trụng tôm khô vào nồi cho mềm và vớt ra. Sau đó, thêm cà chua đã xào vào cùng và nêm thêm nước mắm và hạt nêm sao cho vừa ăn.

Trụng sơ bánh đa với nước sôi cho chín tới (dùng một nồi nước riêng), sau đó cho vào tô, thêm chả lá lốt, gạch cua, tôm, rau muống, hành và mùi ăn kèm vào, sau đó chan nước dùng vào bánh đa.

Thành phẩm

Món bánh đa cua mềm daiMón bánh đa cua mềm dai

Món bánh đa cua mềm dai với hương vị thơm ngon đầy màu sắc của gạch cua đồng, sợi bánh đa chín mềm không bị nát, chả lá lốt thơm, phần nước dùng có vị thanh ngọt tự nhiên kết hợp với mùi thơm của hành lá và các loại đồ ăn kèm khác.

Vậy là món bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng đã hoàn thành, hãy thử làm món này cho gia đình của mình thưởng thức nhé! Đừng quên theo dõi Wikihoc.com để biết thêm nhiều món ăn ngon khác.

Có thể bạn quan tâm

>> Cách chọn bánh đa ngon cho món bánh đa trộn thêm đậm vị

>> Mẹo bảo quản bánh đa nem

>> Cách làm hến xúc bánh tráng Hội An đậm đà hương vị

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nàng dâu chia sẻ cách nấu bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *