Bạn đang xem bài viết ✅ Một số kinh nghiệm dạy học tích cực cho giáo viên Kinh nghiệm dạy học tích cực thầy cô nên biết ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong cuộc đời mỗi người giáo viên, thì có lẽ điều mà mỗi người trăn trở nhất là làm sao sau mỗi giờ lên lớp, các em học sinh thân yêu có thể nắm bắt được cao nhất hiệu quả của bài học.

Trong dạy học, thì không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, vấn đề cốt lõi là làm sao, mỗi giáo viên phải dựa vào tình hình thực tế lớp học để vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, giúp cho các em học sinh tiếp thu bài nhanh và dễ hiểu. Sau đây Download.com.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo Một số kinh nghiệm dạy học tích cực cho giáo viên để quý thầy cô giáo cùng tham khảo.

Kinh nghiệm dạy học tích cực thầy cô nên biết

Giảng dạy theo phương pháp tích cực thực chất là tiếp thu mọi tinh túy của phương pháp giảng dạy truyền thống, đồng thời tích cực hóa việc giảng dạy và nhất là việc học tập của học sinh lên mức tối đa.

Có một thực tế đã qua đó là phương pháp dạy học truyền thống: Thầy giảng- trò nghe; thầy đọc – trò chép để từng bước vận dụng có hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới đó là phương pháp tổ chức có hiệu quả hoạt động học tập cho học sinh. Để thay đổi thói quen này tuy không phải là dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

1. Công việc của bạn sẽ không có một phương pháp duy nhất. Công việc này là luôn luôn học hỏi, lắng nghe và thay đổi vì vậy cho nên sẽ không có phương pháp nào tối ưu và duy nhất.

2. Mở rộng khái niệm của bạn về giảng dạy. Định nghĩa của bạn về giảng dạy nghĩa là gì? Định nghĩa của phụ huynh về dạy học là gì, của hiệu trưởng là gì? Từ sự khác nhau đó bạn hãy mở rộng và bổ sung những định nghĩa của mình về công việc giảng dạy.

3. Giảng dạy không có nghĩa là biết tất cả mọi thứ. Bạn không nhất thiết phải biết cả mọi thứ hoặc biết một cách chi tiết và cụ thể về một nội dung nào đó hoặc những vấn đề cao siêu về xây dựng và thiết kế chương trình… vì bạn không phải là một chuyên gia.

Tham khảo thêm:   Bộ 40 đề thi vào lớp 10 môn Toán chọn lọc và hay nhất Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán (Có đáp án)

4. Hiểu được những gì mà người khác kì vọng ở bạn? Những gì mà hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn kì vọng bạn phải đạt được? Những mục tiêu của bạn trong vai trò một người giáo viên? Những kì vọng và mục tiêu của bạn có mỗi liên hệ như thế nào với mục tiêu chung của nhà trường?

5. Công việc của bạn là hướng dẫn quá trình nhận thức và học tập. Công việc của bạn không phải là lái người khác theo một cách nghĩ cố định mà là giúp người khác nghĩ theo cách của họ.

6. Bạn cần phải biết về quá trình học tập. Công việc của chúng ta đòi hỏi phải biến kiến thức thành quá trình thực hành. Tuy vậy bạn phải biết cách để đưa ra các chỉ dẫn trong các nhiệm vụ học tập hơn là mang đến cho học một kiến thức có sẵn.

7. Muốn hướng dẫn được một ai đó trong quá trình học tập, bạn cần xây dựng một lòng tin. Vì vậy lòng tin, mối quan hệ là yếu tố đầu tiên chứ không phải kiến thức.

8. Tạo ra môi trường an toàn cho việc thất bại và vượt qua thử thách, làm như nào để bạn tạo ra được điều đó? Hãy bắt đầu bằng việc suy ngẫm lại chính trải nghiệm của bản thân mình. Điều gì khiến bạn cảm thấy an toàn để vượt qua được những khó khăn thử thách.

9. Lắng nghe là nền tảng cơ bản của mọi kĩ năng, hãy học cách lắng nghe bằng nhiều giác quan khác nhau, công cụ khác nhau. Mỗi khi cảm thấy băn khoăn về một điều gì đó hãy đơn giản là lắng nghe

10. Chắc chắn rằng trong vai trò của mình, bạn đang hỗ trợ người học chứ bạn không phải đang giảng dạy cho người học. Hãy nói ít hơn 1/3 thời lượng của một giờ học. Hãy tin tưởng rằng bằng việc khuyến khích học sinh nói sẽ khuyến khích người học đặt ra nhiều câu hỏi hơn, khuyến khích học sinh sẽ suy nghĩ sâu hơn.

11. Hãy cố gắng lắng nghe sâu hơn, học sinh thực sự quan tâm đến vấn đề gì? Những giá trị nền tảng của học sinh là gì? Niềm mơ ước, hi vọng khát khao mà học sinh hướng đến?

12. Hãy tìm thấy niềm yêu thích trong công việc giảng dạy. Khi bạn phân vân rằng liệu bạn có nên quay trở lại lớp học, khi bạn cảm thấy nhớ những đứa trẻ, khi bạn muốn làm một điều gì đó mới mẻ. Đó chính xác là niềm vui của công việc giảng dạy.

13. Hãy để người học được tự mình làm việc. Khi bạn làm chủ được các kĩ năng của việc giảng dạy, khi đó công việc dạy học sẽ trở nên dễ hơn. Bạn hãy chuyển vị trí đó cho người học và hỗ trợ họ thay vì tự mình làm tất cả.

Tham khảo thêm:   GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam Giáo dục công dân lớp 8 trang 5 sách Chân trời sáng tạo

14. Muốn làm chủ được việc giảng dạy bạn phải thực hành và suy ngẫm thật nhiều. Nhớ rằng thời gian để trở thành một người có kĩ năng giảng dạy ít nhất phải qua 10.000 giờ thực hành. Hãy tìm những đồng nghiệp có cùng sở thích và cùng với họ luyện tập luyện tập và luyện tập không ngừng.

15. Hãy có các cuộc trao đổi chuyên môn về các vấn đề của người học, hãy đảm bảo rằng những cuộc họp chuyên môn đó thực sự có giá trị và cải thiện được các vấn đề của công việc trên thực tế.

16. Có những hoạt động chia sẻ về người học. Đây là một hoạt động khá phổ biến trong quá trình giảng dạy, hãy sử dụng các bài làm của học sinh, các hồ sơ thông tin của người học, các video về hoạt động giao tiếp của người học và cùng nhau phân tích các thông tin.

17. Đừng khiến cho mình trở nên quá bận rộn. Tôi biết đây là điều khó nhưng bạn buộc phải học, bạn đừng tham gia vào quá nhiều dự án, nhận quá nhiều trách nhiệm, làm quá nhiều các nhiệm vụ. Bạn cần thời gian để giảng dạy, suy ngẫm và thực hành. Hãy thử những lĩnh vực mới trong công việc giảng dạy hơn là làm các công việc khác.

18. Kiên nhẫn. Có rất nhiều những sự thay đổi trong trường học và nó sẽ lấy đi của bạn rất nhiều thời gian, bạn có thể từng bước giải quyết các công việc bằng cách lên kế hoạch cho nó. Bạn cần kiên nhẫn và không được nóng vội trong quá trình giải quyết các công việc. Đặc biệt khi làm việc với người học phải kiên nhẫn là cách để bạn giúp người học hoàn thành được các nhiệm vụ học tập.

19. Luôn tò mò, hãy luôn khát khao những điều mới mẻ, hãy luôn tò mò về mọi thứ xung quanh, hãy học bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi mà không phán xét. Luôn suy ngẫm về các giả thuyết, tính chủ quan, các quan điểm… những trải nghiệm của bạn trong quá trình tư duy sẽ là hành trang cho công việc giảng dạy.

20. Luôn thể hiện sự bao dung. Bạn cần có lòng vị tha, bao dung với học sinh, với đồng nghiệp và với chính bản thân mình. Khi bạn có được điều đó, tự nó sẽ lan tỏa đến các trường học.

21. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Bình yên những phút giây

22. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Thầy cô tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.

23. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.

Còn đối với giáo viên thì niềm say mê học tập của học sinh luôn truyền cảm hứng cho các thầy cô giảng dạy hăng say và nhiệt tình hơn, các em sẽ cảm nhận được rằng mỗi lớp học là một thiên đường. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc đổi mới giảng dạy theo hướng tích cực hóa học sinh là thực sự cần thiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Một số kinh nghiệm dạy học tích cực cho giáo viên Kinh nghiệm dạy học tích cực thầy cô nên biết của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *