Bạn đang xem bài viết Mọi điều cần biết chó con: Cách nuôi, chăm sóc và huấn luyện tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chó là người bạn của con người, vì vậy có nhiều người yêu thích và luôn muốn nuôi chó ngay từ khi chó còn nhỏ. Vậy phải chăm sóc, nuôi, huấn luyện chó ngay khi còn nhỏ như thế nào?
Bao nhiêu tháng tuổi là chó con?
Giai đoạn vòng đời của chó con bắt đầu sau khoảng 63 ngày thai nghén. Giai đoạn chó con bắt đầu từ 0 đến 2 tháng. Đây là giai đoạn chó con bắt đầu học cách giao tiếp với con người, những con chó, vật nuôi khác trong nhà. Trong giai đoạn này, bạn cần huấn luyện và tiêm chủng cho chó con của bạn.
Cách nuôi chó con theo giai đoạn
Từ 0 – 2 tháng tuổi: Chó con
Đây là giai đoạn để bắt đầu huấn luyện và tiêm chủng cho chó con của bạn. Trong giai đoạn này, chó con bắt đầu nhận thức những hậu quả có thể xảy ra sau mỗi hành động, từ đó có thể xác định được đúng / sai và bắt đầu hành xử cho đúng với từng trường hợp.
Chó con ở độ tuổi này có sự tò mò vô hạn, bướng bỉnh. Đây cũng là thời điểm, chó con dành phần lớn thời gian để chơi đùa, điều này giúp chó nhanh phát triển hơn. Nhờ vậy mà chó có thể học được những kỹ năng quan trọng như săn bắt, chạy nhảy, dùng móng vuốt, cắn và chiến đấu,… Và ta có thể huấn luyện đi vệ sinh trong giai đoạn này.
Từ 2 đến 4 tháng: Chó vị thành niên
Trong giai đoạn này, chó con bắt đầu tỏ ra bướng bỉnh để tìm hiểu giới hạn của những hậu quả chúng gây ra. Và khi được 3 tháng tuổi, chúng bắt đầu thay răng, chó thể hiện sự khó chịu bằng cách cắn đồ xung quanh.
Từ 4 – 6 tháng tuổi
Từ 4 – 6 tháng là lúc chó bắt đầu lớn nhanh, đánh nhau và làm ầm ĩ. Và trong thế giới chó, con lớn tuổi hơn sẽ xác định giới hạn cho chó con, vì vậy bạn cần chú ý khi chó lớn dạy dỗ chó con, tránh làm chó con thương tích hoặc hạn chế can ngăn.
Ngoài ra, chó con cũng có thể trải qua một giai đoạn sợ hãi (có thể kéo dài đến một tháng) và thậm chí có thể có nhiều đối với những con chó kích cỡ lớn.
Từ 6 – 12 tháng tuổi
Giai đoạn này chó con bắt đầu phát triển trở thành thiếu niên. Đây là giai đoạn của sự phát triển hoocmon, và nếu chó con không bị triệt sản thì chúng sẽ có những hành động thường thấy ở tuổi dậy thì. Chó con bắt đầu thay lông và bắt đầu phát triển kích cỡ, chúng sẽ bắt đầu cảm thấy lúng túng và rụt rè cho đến khi chúng tập quen với kích cỡ mới của mình.
Từ 1 – 2 năm tuổi: Chó trưởng thành về mặt xã hội
Đây là lúc chó con bước vào giai đoạn trưởng thành. Vào giai đoạn này, chó sẽ tập thể dục và chơi nhiều hơn. Trong giai đoạn này, bạn cần huấn luyện cho chó nhiều hơn để chúng có thể phát triển toàn diện. Ngoài ra bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi giúp cho hệ thống tiêu hóa của chó được cân bằng, tránh các bệnh về đường ruột.
Chó cao tuổi trên 7 năm tuổi
Sau giai đoạn trưởng thành, chó sẽ bắt đầu sang giai đoạn cao tuổi. Ở giai đoạn này, mõm của chó sẽ chuyển sang màu xám. Chó sẽ di chuyển chậm hơn và thích thú đi dạo hơn. Những chú chó lớn tuổi có thể ăn ít hơn và ngủ nhiều hơn.
Tham khảo: Cách nuôi chó cơ bản cho “con sen” mới bắt đầu.
Cách huấn luyện chó con chi tiết nhất
Để có thể huấn luyện chó thành công, ta cần có phương pháp cụ thể. Bước đầu tiên ta cần thiết lập các nguyên tắc huấn luyện rõ ràng, để dễ dàng thực hiện. Không nên la mắng, quát nạt chó con, cần có các phần thưởng nhỏ để khích lệ chúng. Quan trọng nhất là nên huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng chỗ.
Tham khảo: Từ A-Z 5 cách huấn luyện chó con ngoan ngoãn dành cho người mới.
Thức ăn dinh dưỡng cho chó con
Chó con có hệ tiêu hóa rất yếu, nên chúng ta cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng để chúng nhanh lớn và không bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo qua những thức ăn cho chó dinh dưỡng như: SmartHeart, Ganador, Iskhan Baby Starter,…
Tham khảo: 10 loại thức ăn cho chó con dinh dưỡng nhất hiện nay.
Nên chọn sữa bột cho chó con không?
Chó con có thể uống được sữa tuy nhiên bạn cần kiểm tra xem chó nhà bạn có thể hấp thụ lactose được hay không. Với một lượng nhỏ sữa bò hoặc sữa dê thì hoàn toàn phù hợp với thể trạng của một chú chó sơ sinh. Ngoài ra cần nên chia nhỏ bữa ăn giống như số lần chó mẹ cho con bú một ngày.
Giải đáp các vấn đề khi nuôi chó con
Tại sao chó con hay kêu la vào ban đêm?
Ngày đầu tiên khi chó con được về một gia đình mới, xa rời ổ của nó, xa ba, mẹ, anh, chị,…Nên có thể chúng sẽ cảm thấy không an toàn và muốn được che chở. Hành động kêu la như một điều tự nhiên bởi đây là cách chó con thể hiện rằng nó đang cảm thấy nguy hiểm và cần được bảo vệ.
Tại sao chó con ngủ nhiều?
Khi mới chào đời, chó con thường ngủ rất nhiều. Do lúc này cơ thể chúng vẫn đang tập thích nghi với môi trường xung quanh.
Chó con có bị dại không?
Ở độ tuổi nào chó cũng có thể bị dại, ngay cả khi mới đẻ hoặc đang bú mẹ thì chó cũng có nguy cơ bị dại. Chúng bị lây virus qua nguồn sữa mẹ và phát bệnh từ 1-2 tuần. Vì vậy khi nuôi chó thì bạn cần chú ý theo dõi để tiêm phòng chó nhà nhé.
Tham khảo nhiều loại sữa tắm cho chó con thơm lâu, không gây kích ứng da để chọn cho cún cưng của mình nhé!
Hình ảnh chó con đáng yêu, dễ thương
Tham khảo thêm cách dạy chó vệ sinh đúng chỗ, cách trị ve chó hiệu quả trên Wikihoc.com nhé!
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm những kiến thức, thông tin bổ ích trong quá trình nuôi chúng để chúng có thể phát triển toàn diện nhất. Ngoài ra bạn có thể tìm được giống chó yêu thích. Mời bạn cùng tìm hiểu về ngày Quốc tế chó với Wikihoc.com nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mọi điều cần biết chó con: Cách nuôi, chăm sóc và huấn luyện tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.