Bạn đang xem bài viết Mì Ramen là gì? Những nguyên liệu nấu mì Ramen chuẩn vị Nhật Bản tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Mì ramen là gì?

Mì ramen là món ăn được xem là “Quốc hồn” của Nhật Bản. Ra đời sau các loại mì Udon, Soba hay Somen nhưng mì ramen đã trở thành món ăn phổ biến và nhất định phải thử khi đến đất nước mặt trời mọc.

Mì ramen là gì?

Theo lịch sử, mì ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc được các nho sĩ thời nhà Minh giới thiệu cho lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni năng 1665 với tên. Đến năm 1884, mì ramen được bán ở một cửa hàng thuộc thành phố Hakodate với tên gọi thời bấy giờ là “Soba Nam Kinh”.

Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, mì ramen mới được lan rộng khắp cả nước nhờ những người lính sau khi trở về từ Trung Quốc đã bán món ăn này trên khắp Nhật Bản.

Phân loại mì ramen Nhật Bản

Nước dùng là phần đặc trưng nhất của một tô mì ramen. Sau đây là 5 loại mì ramen phổ biến nhất Nhật Bản.

Tonkotsu Ramen

Mì Tonkotsu Ramen

Nước dùng chủ yếu được làm từ xương và mỡ heo hầm trong nhiều tiếng đồng hồ, nên nước thường đặc và có màu trắng nhạt. Loại nước dùng này mang vị ngọt dịu từ xương heo và béo ngậy từ mỡ.

Tham khảo thêm:   Bài tập về cấu hình Electron Bài tập Hóa học lớp 10

Sợi mì ăn với loại ramen này thường là loại nhỏ để dễ dàng cảm nhận được hết vị ngon của mì và nước dùng. Món ăn kèm thường là thịt heo, gừng muối chua, trứng luộc lòng đào, hành lá, rong biển và một số loại rau củ khác.

Miso Ramen

Mì Miso Ramen

Miso là một loại sốt đậu nành lên men. Miso Ramen thường được hầm sốt miso với thịt gà và cá để tạo ra vị ngọt nhẹ và hương thơm hấp dẫn. Sợi mì ăn chung với nước dùng này lại loại xoắn và dày, được ăn kèm với trứng luộc lòng đào, thịt xá xíu và chả cá.

Shoyu Ramen

Mì Shoyu Ramen

Thành phần chính của loại nước dùng này là xì dầu, nấu chung với thịt và rau củ để tạo được vị ngọt từ thịt và hương thơm của đậu nành. Tuy nhiên, loại nước dùng này khá đậm, có thể sẽ khó ăn đối với nhưng ai quen ăn nhạt.

Sợi mì ăn với loại này thường là sợi nhỏ để nước dùng dễ thấm vào mì. Loại mì này thường ăn kèm măng khô, chả cá, rong biển, thịt xá xíu và trứng luộc lòng đào.

Shio Ramen

Mì Shio Ramen

Trong các loại Ramen thì có thể nói đây là loại có vị mặn nhất, vì nước dùng được nấu từ nhiều loại muối kết hợp với thịt gà hoặc xương heo.

Loại mì này được ăn kèm với thịt xá xíu, chả cá, trứng luộc lòng đào, măng khô, giá đỗ và một số loại rau khác. Nếu bạn không ăn được vị mặn của loại ramen này, hãy thử để thêm tí ớt để có một trải nghiệm mới nhé.

Tham khảo thêm:  

Tsukemen Ramen

Mì Tsukemen Ramen

Ramen này còn được gọi là mì lạnh, vì mì sau khi luộc chín sẽ được mang đi làm lạnh, sợi mì cũng to hơn hẳn so với những loại mì khác. Đặc trưng của loại mì này là mì và nước dùng được để 2 tô riêng, khi ăn bạn sẽ gắp mì chấm vào nước dùng và thưởng thức.

Dù nhiều loại mì ramen khác nhau nhưng chúng đều có những nguyên liệu cố định để làm nên nét đặc trưng riêng của mì ramen Nhật Bản.

Nguyên liệu không thể thiếu cho món mì ramen

Sợi mì

Sợi mì cho món Ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu, sợi mì ramen có thể là mì sợi thẳng hoặc xoắn, sợi mỏng hoặc dày. Tùy theo mỗi loại nước dùng mà chọn loại mì sợi mỏng hoặc dày để ngấm gia vị trong nước dùng.

Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khô, mì ăn liền (instant noodle).

Nước súp

Nước súp của mì ramen là sự hòa quyện của nước dùng dashi và tare, được hầm từ xương gà, xương heo, cá bào, tảo bẹ, các loại nấm trong suốt 10 tiếng và các gia vị (tare) như  Shio, Shoyu và Miso

Nước súp mì Ramen có nhiều loại như: Shoyu – Nước tương Nhật, Shio – Muối, Miso – Tương đậu nành, Tonkotsu – Xương và thịt heo, và Gyokai – Hải sản.

Thịt heo

Thịt được dùng trong mì ramen là thịt heo, với 3 loại chính: Chashu, Kakuni, Bacon. Trong đó chashu (thịt heo xá xíu được hầm trong nước tương và rươụ mirin) được ưu thích hơn cả.

Tham khảo thêm:   Riềng và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của củ riềng

Trứng luộc

Không thể thiếu trong mì ramen đó là nửa quả trứng luộc lòng đào sau đó tẩm ướp với nước tương, rượu ngọt và được gọi là “Ajitsuke Tamago”.

Nguyên liệu chay

như đậu phụ, mì căn (Seitan), tương nén (Tempeh), đây đều là những nguyên liệu mà chúng ta thường thấy trong các món ăn Nhật.

Những nguyên liệu không thể thiếu của món mì ramen Nhật Bản

Rau ăn kèm

thích hợp nhất là măng tươi, giá đỗ, cải thìa, nấm hương, hành lá, rong biển khô, gừng muối, hành boa rô.

Các gia vị khác: Bột ớt Nhật Bản, hạt vừng, sa tế, bột cà ri, muối, tiêu, xì dầu (nước tương).

Không ngờ lại có nhiều loại mì ramen như vậy, mỗi loại có một nét đặc trưng khác nhau. Mong rằng bài viết trên này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về mì ramen Nhật Bản cũng như những nguyên liệu không thể thiếu để làm nên món mì ramen.

Xem thêm:

>> Cách nấu mì Tonkotsu Ramen đúng vị Nhật Bản

>> Cách nấu mì kim chi Hàn Quốc bằng mì gói

>> Cách nấu mì Udon chuẩn công thức nhà hàng Nhật

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mì Ramen là gì? Những nguyên liệu nấu mì Ramen chuẩn vị Nhật Bản tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *