Mi li mét hay còn được ký hiệu là mm, đây là một đơn vị đo độ dài thường gặp trong toán học và cả trong đời sống. Nhưng không chỉ có như vậy, với kiến thức này các em sẽ được học và làm quen nhiều bài tập và ứng dụng khác. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Wikihoc khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.

Milimet là gì?

Milimet (ký hiệu mm) được biết đến là đơn vị đo độ dài, khoảng cách bằng 1/1000 mét.

Cụ thể, trong hệ đo lường quốc tế, mm chính là đơn vị được suy ra từ đơn vị cơ bản nhất là mét dựa trên định nghĩa trên.

Trong đó, chữ mili (viết tắt là m) thường sẽ viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lượng quốc tế, nhằm ám chỉ rằng đơn vị này sẽ được chia cho 1000 lần.

Milimet là đơn vị đo độ dài thuộc hệ đo lường quốc tế. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bảng đơn vị đo quy đổi thành mi li met

Dựa trên định nghĩa trên, dưới đây là bảng quy đổi đơn vị từ milimet thành các đơn vị khác trong hệ đo lường quốc tế.

Bảng quy đổi đơn vị đo độ dài. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các dạng bài tập thường gặp về mm trong toán học

Trong chương trình toán học cấp 1, các bé sẽ được làm quen với những dạng toán cơ bản về milimet sau đây:

Có nhiều dạng bài tập về đơn vị đo mm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo

Đây được xem là dạng bài tập cơ bản nhất, nên yêu cầu các em phải ghi nhớ chính xác quy đổi các đơn vị liên quan như sau: 1cm=10mm; 1m=1000mm; 1cm=10mm; 1m=1000mm.

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 4: Kết nối tri thức với cuộc sống (Sách học sinh) SGK lớp 4 năm học 2023 - 2024

Ví dụ: ….cm=10mm….cm=10mm

Giải: Vì 1cm=10mm1cm=10mm nên số cần điền vào chỗ chấm là 11.

Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ với đơn vị độ dài mi-li-mét

Với các số cùng đơn vị đo là mm thì khi thực hiện các phép tính sẽ giữ nguyên các số. Còn trường hợp không cùng đơn vị đo là mm thì sẽ phải quy đổi về cùng 1 đơn vị mới được thực hiện phép tính chính xác.

Ví dụ: 10mm + 5mm=…..

Giải: 10mm + 5mm= 15mm

Cần điền vào chỗ chấm là 15mm

Dạng 3: Tìm chu vi/ diện tích của hình học có đơn vị đo là mm

Tùy vào yêu cầu tính diện tích hoặc chu vi hình học bất kỳ, các em sẽ phải xem các dữ liệu đã cho đã cùng đơn vị đo là mm hay chưa, nếu chưa cũng sẽ phải quy đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện tính toán đúng công thức. Nếu cùng đơn vị rồi chỉ cần áp dụng công thức và tính.

Ví dụ: Tìm chu vi của tam giác có các cạnh lần lượt là 24mm; 15mm; 36mm

Giải:

Chu vi của hình tam giác đó là:

24 + 15 + 36=75(mm)

Đáp số: 75mm

Bí quyết khi học toán về milimet giúp trẻ hiểu dễ, ghi nhớ tốt

Về cơ bản, kiến thức về đơn vị mm cũng không có quá khó. Nhưng để giúp bé học hiểu, ghi nhớ tốt về kiến thức này, dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ và các bé có thể áp dụng:

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math

Thay vì chỉ học toán trên sách vở, nhiều bé thường dễ bị nhanh chán, nhanh quên kiến thức, dẫn tới làm toán sai do bé không có sự hứng thú. Thấu hiểu được nỗi lo đó của nhiều phụ huynh, Wikihoc Math đã ra đời và mang đến phương pháp dạy học toán tích cực để giúp bé học toán vui và hiệu quả nhất.

Học mà chơi, chơi mà học toán hiệu quả cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cụ thể, Wikihoc Math sẽ xây dựng cấu trúc bài học một cách bài bản để giúp bé dễ dàng hiểu và thực hành hiệu quả như sau:

  • Video hướng dẫn: Trước khi học bé sẽ được theo dõi một video ngắn với hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh, để con hiểu về đặc điểm, khái niệm kiến thức và cách giải bài toán thông qua hình ảnh trực quan nhất.

  • Thực hành: Bé sẽ được học sau đó thực hành với 3 hoạt động khác nhau (nhận biết thông hiểu, bài tập vận dụng, và việc ôn tập lại 2 dạng bài tập trên)

  • Làm bài tập: Wikihoc math có các bài tập bổ trợ cho bé ở phần sách Wikihoc Math Workbook

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả cảnh Giải bài tập trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 - Tuần 1

Đặc biệt, Wikihoc Math xây dựng nội dung bài học dựa trên hơn 60 chủ đề toán học bao gồm kiến thức về đo lường để bé làm quen với milimet. Đồng thời, ứng dụng cũng phát triển hơn 10.000 hoạt động tương tác để bé vừa chơi, vừa học và tiếp thu toán dễ dàng, hứng thú hơn.

Chưa kể, Wikihoc Math còn giúp bé học tiếng Anh một cách tự nhiên. Bổ trợ rất tốt cho việc học tập và tương lai của bé sau này.

Giúp bé nắm chắc lý thuyết về milimet

Đề hiểu và giải bài tập chính xác, đòi hỏi bé phải nắm vững lý thuyết liên quan tới đơn vị đo mm. Cụ thể, ở đây bố mẹ nên thường xuyên đặt ra các câu hỏi liên quan tới đơn vị đo này để xem bé trả lời như thế nào? Nếu con không hiểu hoặc trả lời sai cần củng cố lại kiến thức kịp thời, tránh tình trạng bé “học vẹt” rất nguy hiểm.

Cùng bé thực hành nhiều hơn

Thay vì chỉ học toán trên sách vở, bổ mẹ nên tạo điều kiện để bé được thực hành thường xuyên hơn như làm nhiều bài tập, tổ chức các cuộc thi nhỏ, hay tự tạo ra các trò chơi, liên hệ toán mm với thực tiễn,…

Khi được thực hành thường xuyên sẽ góp phần giúp bé hiểu rõ hơn kiến thức, gia tăng khả năng ghi nhớ và hứng thú hơn khi học tập.

Hãy cho bé được thực hành nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lưu ý khi học toán đơn vị đo mm

Trong quá trình bé học kiến thức về milimet, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giải thích rõ cho bé hiểu thế nào là mm

  • Yêu cầu con đọc kỹ đề bài tập để biết được dữ kiện toán cho cùng đơn vị mm hay chưa

  • Cho bé thử sức với nhiều bài tập liên quan từ cơ bản đến nâng cao

  • Thường xuyên kiểm tra kiến thức của bé để tránh con học trước quên sau.

  • Đề bài tính diện tích thì đơn vị đo là mm2.

Tham khảo thêm:   Trà Dilmah của nước nào? Các loại trà Dilmah ngon

Một số bài tập về mi li met từ cơ bản đến nâng cao để bé luyện tập

Sau khi đã nắm chắc lý thuyết, dưới đây là một số bài tập liên quan đến bé cùng luyện tập:

Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1cm = …….. mm 4cm = ………mm

1m = ……..mm 20mm= ………cm

Câu 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Câu 3. Một hình tam giác có độ dài mỗi cạnh đều bằng 15mm. Hỏi chu vi hình tam giác đo bằng bao nhiêu mi-li-mét?

Câu 4. Viết mm, cm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp:

a, Bề dày của hộp bút khoảng 25 ……….

b, Chiều dài phòng học khoảng 7……….

c, Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Vinh dài 319 ……..

d, Chiều dài chiếc thước kẻ là 30 ……….

Câu 5: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 1dm = ….mm là?

Câu 6: Chu vi tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là 14mm, 3m và 36dm là:

Câu 7: Tính?

a. 42mm + 26mm – 37mm

b. 52mm – 18mm – 24mm

c. 18mm – 12mm + 26mm

Câu 8: Đoạn thẳng AB dài 56mm, đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là 17mm. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu milimet?

Câu 9: Một người đi xe đạp trong 3 giờ được 18km. Hỏi trong một giờ người đó đi được bao nhiêu milimet?

Câu 10: Hồng và Lan đi đến trường trên cùng một con đường. Đoạn thẳng từ nhà Lan đến trường dài 2km, đoạn thẳng từ nhà Hồng đến nhà Lan dài 1 km. Hỏi đoạn thẳng từ nhà Hồng đến trường dài bao nhiêu mm?

Câu 11: Một khúc gỗ dài 3m 60mm. Nếu cắt ra các khúc gỗ dài 40mm thì cắt được bao nhiêu khúc gỗ và phải cắt bao nhiêu lần?

Câu 12: Một sợi dây dài 120mm, người ta cắt thành 3 đoạn ngắn. Hỏi mỗi đoạn dài mấy milimet?

Câu 13: Một con thuyền đậu trên sông, mũi thuyền cao hơn mặt nước 1 m 20mm. Hỏi khi nước sông dâng lên 30 mm thì mũi thuyền cao hơn mặt nước bao nhiêu milimet?

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mi li met. Nhìn chung, với đơn vị đo lường này chủ yếu bé nắm được cách quy đổi sẽ dễ dàng tính toán hơn. Vậy nên, hy vọng với những chia sẻ trên của Wikihoc sẽ giúp bố mẹ đồng hành và giúp bé học tốt kiến thức này hơn, để con ứng dụng vào trong học tập và cuộc sống hiệu quả.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *