Bạn đang xem bài viết Mèo cào có sao không? Cách xử lý khi bị mèo cào tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Vậy mèo cào có thể bị sao không? Và cách xử lý vết thương do mèo cào. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bị mèo cào có sao không?

Chúng ta thường cho rằng vết mèo cào chỉ là những vết xước ngoài da không đáng kể. Tuy nhiên vết mèo cào có thể gây ra những hậu quả vô cùng khó lường nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách đấy:

Bệnh dại: Thường hay gặp ở những bệnh nhân bị chó cắn, tuy nhiên mèo cào cũng có thể mang đến những nguy hiểm tương tự. Vi rút dại có thể bị lây truyền từ động vật sang người chỉ qua những vết cào tưởng chừng như không ảnh hưởng gì.

Bị mèo cào có sao không?Bị mèo cào có sao không?

Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp – Phát triển nông thôn, đại diện Cục Thú Y cho biết, số ca mắc bệnh dại liên quan đến mèo cào, cắn chỉ xếp sau số ca mắc liên quan đến chó dại. Vì người dân ta thường không tự giác tiêm phòng cho mèo, làm cho nguy cơ lây bệnh dại từ mèo sang người rất cao, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong.

‘Bệnh mèo cào ở người’: Các loại vi trùng từ móng tay mèo sẽ xâm nhập qua những vết thương ra gây nhiễm trùng cho vùng da của bạn. Sau đó bạn có thể gặp các vết sưng hạch bạch huyết cục bộ thường gặp ở nách hoặc cổ.

Tham khảo thêm:   Đau bụng đi ngoài nên ăn gì để nhanh khỏi, mau lại sức?

‘Bệnh mèo cào ở người

Thông thương các vết sưng sẽ tự biến mất, hoặc ở một số trường hợp, vết sưng sẽ phát triển thành nhọt, mủ,… Các triệu chứng xuất hiện kèm theo đó là sưng, mưng mủ, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi,.. xuất hiện từ 1-3 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân khi gặp bệnh này còn có thể đau đầu, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn,..

Bệnh sốt do mèo cào: khi mèo cào gây gây ra những vết thương hở, nếu bạn không cẩn thận để chúng liếm tay thì nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn B. henselae rất cao. Vi khuẩn B. henselae (tên đầy đủ là: Bartonella henselae) thường tập trung trong nước bọt của mèo.

Tương tự như bệnh ‘mèo cào’ ở người, vi khuẩn B. henselae ít gây ra các triệu chứng ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bệnh sốt do mèo cào

Tuy nhiên đối với những người yếu hệ miễn dịch cần phải dè chừng, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Những triệu chứng có thể gặp phải cho đối tượng này là vết thương bị cắn ngày càng trở nặng, xung quanh vết sưng, tấy đỏ có chiều hướng mở rộng, sốt liên tục hay đau dữ dội,.. thì cần đưa đi khám bác sĩ ngay.

Bị mèo cào thì nên làm gì? Cách xử lý khi bị mèo cào

Trưởng phòng thanh tra Chi cục chăn nuôi, thú y TP.HCM, ông Khương Trần Phúc Nguyên cho biết, khi bị chó, mèo cào, cắn hay liếm vào các vết thương hở cần có ý thức xử lý vết thương, đến trạm y tế gần nhất để khám bệnh và tiêm phòng trong vòng 7 ngày.

Nếu vết thương ở gần não sẽ được tiêm thuốc kháng thanh, nếu vết thương không trực tiếp đe dọa đến tính mạng sẽ được tiêm vắc xin tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm:   Văn bản Cổng trường mở ra In trên báo Yêu trẻ, số 166 ngày 1 tháng 9 năm 2000

Và sau đây là một số bước để xử lý nhanh vết mèo cào:

Bị mèo cào thì nên làm gì

– Rửa vết thương với xà phòng, có thể rửa với dòng nước lạnh chảy liên tục từ 10-15 phút nếu không có xà phòng.

– Sát khuẩn kỹ càng vết thương với cồn. Không quấn chặt hoặc bịt kín vết thương, không được chích hay nặn máu ra ngoài vì có thể thúc đẩy sự lan nhanh của vi rút.

Lưu ý không nên chà sát mạnh tay trong quá trình rửa vết thương để tránh làm xuất hiện vết bầm tím ở các mô.

– Sau đó có thể dùng thuốc mỡ để làm dịu vùng da bị thương tổn.

Làm thế nào để không bị mèo cào, cắn?

Đối với góc nhìn của mọi người, mèo cào, cắn là biểu hiện của sự ngỗ nghịch. Tuy nhiên, trong thực tế, hành động cào hay cắn của mèo xuất phát từ bản năng của loài. Đó là vì chúng muốn đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, tập thể dục khi giãn cơ vai, chân và bàn chân,..

Vì vậy hãy thông cảm cho chú mèo của mình và hãy học cách bảo vệ bản thân cũng như đồ đạc bởi những kỹ thuật khéo léo sau đây nhé:

Làm thế nào để không bị mèo cào, cắn?

Hãy kiên nhẫn và thấu hiểu: Hãy thể hiện tình cảm của mình đối với chú mèo và ngày qua ngày, chú mèo cũng sẽ đáp lại sẽ tình cảm từ chủ nhân của nó. Với sự luyện tập bằng tình yêu thương được lặp lại hằng ngày, chú mèo sẽ biết được đồ gì không nên cào và để cho cơ thể cũng như đồ đạc của bạn được yên.

Làm thế nào để không bị mèo cào, cắn?

Cho mèo chơi đồ chơi thay vì ngón tay, bàn tay của bạn: Nhu cầu được cào, cắn của mèo rất cao. Vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian để chơi và luyện tập thường xuyên cùng chú mèo của bạn. Một cần câu cá, đèn laser hay cây cào móng là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời để tay bạn không phải hứng chịu những vết cào cắn.

Tham khảo thêm:   3 cách làm bánh crepe sầu riêng ngon giòn, đơn giản, dễ làm

Làm thế nào để không bị mèo cào, cắn?

Triệt sản cho mèo: Tại sao vậy nhỉ? Nghe thì không liên quan lắm nhưng thật sự bạn nên cân nhắc về vấn đề này. Bởi những chú mèo chưa được triệt sản sẽ có tính chiếm hữu rất cao. Vì lý do đó mà bạn nên đưa mèo của mình đi triệt sản để nó trở nên hiền lành, hiền hòa và thân thiện hơn đó.

Ngoài ra, bạn cũng nên dành nhiều thời gian để chăm sóc và vệ sinh cho mèo (cắt móng, tắm gội, đi kiểm tra sức khỏe,..) thường xuyên để giảm thiểu tối đa các nguy cơ. Đồng thời tránh chơi đùa với chúng một cách quá mức để bị thương bạn nhé!

Và đó là tất cả những thông tin liên quan cũng như cách phòng chống bị mèo cào. Hi vọng những kiến thức mà Wikihoc.com vừa cung cấp phía trên sẽ là hành trang bổ ích cho bạn và chú mèo của bạn được chung sống ‘hòa bình’ cùng nhau và giúp bạn trở thành ‘con sen’ tài ba.

Xem thêm:

>> Mèo thích ăn gì? 9 loại thức ăn mèo thích ăn nhất

>> Nên cho mèo ăn gì? Cẩm nang dinh dưỡng cho mèo bạn cần biết

>> Cho mèo uống sữa liệu có tốt không? Top 7 loại sữa bột cho mèo con tốt nhất hiện nay

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mèo cào có sao không? Cách xử lý khi bị mèo cào tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *