Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu sổ ghi điểm của giáo viên Cách viết sổ gọi tên và ghi điểm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sổ gọi tên và ghi điểm là hồ sơ pháp lý ghi nhận kết quả học tập và rèn luyện học sinh trong một năm học và được lưu giữ vĩnh viễn.

Sổ gọi tên và ghi điểm lập thành văn bản trên giấy theo mẫu của Bộ GD&ĐT; có đủ dấu của nhà trường đóng giáp lai giữa hai trang liên tiếp. Danh sách học sinh được xếp thứ tự theo vần a, b, c,… Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi số thứ tự, họ và tên học sinh vào các trang trong Sổ Gọi tên và ghi điểm. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh căn cứ vào Quy chế đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học, THCS và học sinh THPT hiện hành. Vậy sau đây là mẫu sổ ghi điểm, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Ảnh bìa sổ ghi điểm

Mẫu bìa sổ điểm cá nhân

Sổ gọi tên và ghi điểm

BẢNG ĐIỂM CÁ NHÂN

MÔN…………. LỚP ……………..

Stt HỌ VÀ TÊN HỌC KÌ I
HỆ SỐ 1 HỆ SỐ 2 HS3 ĐTB
HK
M V V TH
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (1)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
Bài Giỏi Khá T.bình Yếu Kém TB ↑
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

BẢNG ĐIỂM CÁ NHÂN

MÔN…………. LỚP ……………..

Stt HỌ VÀ TÊN HỌC KÌ II  
HỆ SỐ 1 HỆ SỐ 2 HS3 ĐTB
HK

ĐTB
cả năm

M V V TH
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (1)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
Bài Giỏi Khá T.bình Yếu Kém TB ↑
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

………….

Cách viết sổ gọi tên và ghi điểm

Hướng dẫn sử dụng sổ gọi tên ghi điểm như sau:

1. Sử dụng chữ thường để ghi sổ gọi tên ghi điểm, riêng tên Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, trường thì viết bằng chữ in hoa có dấu.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 9 Unit 2: Từ vựng Từ vựng tiếng Anh lớp 9 Unit 2

2. Họ tên học sinh, họ tên cha (mẹ) học sinh (Hoặc người giám hộ), họ tên giáo viên chủ nhiệm thì viết đầy đủ họ, tên đệm, tên và viết hoa ở đầu các âm tiết (VD Vàng Thị Chia)

3. Sử dụng chữ số Ẩ – rập để ghi sổ gọi tên ghi điểm;

+ Đối với những chữ số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng một, tháng hai phải ghi thêm số 0 ở bên trái (VD 01; 02…)

+ Đối với những số chỉ năm phải ghi đầy đủ bốn chữ số (VD 2013)

+ Đối với những chữ số chỉ số thập phân thì dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân (VD 5,5)

+ Đối với điểm Bm, TBhk, TBcn là số nguyên thì phải có thêm dấu phẩy và thêm chữ số 0 bên phải (VD 5,0)

4. Giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng) kí trực tiếp vào sổ tại các vị trí quy định, không được sử dụng các chữ kí khắc sẵn.

5. Sử dụng mực màu đen để ghi, kí, vào điểm và ghi các nội dung khác trong sổ gọi tên ghi điểm (Trừ trường hợp dùng mực đỏ để sửa chữa)

6. Sổ phải được đóng dấu giáp lai của nhà trường giữa 2 trang liên tiếp (kể cả trang bìa) và có chữ kí xác nhận của hiệu trưởng tại trang 1 chậm nhất 01 tháng sau ngày khai giảng năm học, đóng dấu xác nhận chữ kí tại trang 31 chậm nhất 10 ngày trước ngày bắt đầu năm học tiếp theo.

7. Cách ghi trang bìa, trang 1, trang 2 và trang 3:

Chậm nhất sau 15 ngày sau ngày bắt đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm hoàn thành các nội dung trong trang bìa, trang 1, trang 2 và trang 3 như sau:

+ Họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc của học sinh: ghi theo giấy khai sinh VD: NGUYỄN VĂN A, các phần ngày, tháng, năm sinh được ngăn cách nhau bằng dấu chấm (VD 01.02.2012), danh sách học sinh được xếp theo vần a,b,c… theo chiều tăng của số thứ tự.

+ Nơi sinh: chỉ ghi tên tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) theo giấy khai sinh (trường hợp có thay đổi về địa danh hành chính thì ghi thêm địa danh mới trong dấu ngoặc) VD Hà Tây(Hà Nội)

Tham khảo thêm:   8 quán bún thang ở Hà Nội nhất định bạn phải thử

+ Chỗ ở hiện tại: ghi theo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của học sinh theo trình tự: Tổ (Bản); Xã (Phường, thị trấn); Huyện (thị xã trực thuộc trung ương); không ghi tên tỉnh. (VD: Bản Sọc – Mường Bang – PY)

(Cách ghi tắt: Thành phố Sơn La: TP; Thuận Châu : TC; Quỳnh Nhai: QN; Mường La: ML; Phù Yên PY…)

+ Họ tên cha, mẹ, người dám hộ: ghi theo giấy khai sinh hoặc quyết định công nhận người giám hộ của cấp có thẩm quyền.

+ Nghề nghiệp của cha, mệ hay người giám hộ: Ghi nghề nghiệp của cha, mẹ, hay người giám hộ đang làm, ở nhà, nghỉ chế độ…

+ Bổ xung những thay đổi cần chú ý của học sinh: Con mồ côi, con hộ nghèo, học sinh cần theo dõi về sức khỏe, khuyết tật, thời gian chuyển đến, chuyển đi…

8. Cách ghi từ trang 4 đến trang 13:

+ Phần đầu trang, tiêu đề, họ tên học sinh 10 tháng trong năm học bắt đầu từ tháng 8 hoàn thành trước ngày 01 hàng tháng (trừ trang 8)

+ Hàng tuần, ghi kí hiệu nghỉ học (nếu có) vào ô tương ứng của học sinh, hàng tháng tổng hợp số ngày nghỉ học (nếu có) vào ô tương ứng của học sinh và tổng hợp số ngày nghỉ phép của cả lớp.

9. Cách ghi từ trang 14 đến trang 31:

9.1: Giáo viên bộ môn:

Ghi điểm kiểm tra lại: phần tiêu đề ghi lần lượt các môn kiểm tra lại theo thứ tự từ trái sang phải tương ứng với thứ tự các môn đã ghi ở trang này, nếu có nhiều hơn 5 môn kiểm tra lại thì kẻ thêm cột bằng cách chia đôi cột đã có.

9.2:Giáo viên chủ nhiệm:

+ Sau khi giáo viên bộ môn thực hiện song nội dung ở từng trang, ghi số điểm được sửa chữa của từng trang, số điểm được sủa chữa ở từng môn (nếu không sủa chữa thì phải ghi chữ “Không” vào tất cả các chỗ và kí xác nhận. Ở các trang 20, 28 và 31 ghi xác nhận thêm số chỗ sửa chữa (nếu có) về các nội dung khác.

+ Ghi tắt kết quả xếp loại hạnh kiểm: Tốt: T, Khá: K, Trung bình: Tb, Yếu: Y.

+ Ghi tắt kết quả xếp loại học lực: Giỏi: G, Khá: K, Trung bình: Tb, Yếu: Y, riêng loại kém thì ghi là Kém.

+ Ghi kết quả thi đua (TĐ): Học sinh giỏi: HSG, Học sinh tiên tiến: HSTT, rèn luyện hạnh kiểm trong hè: RLHK.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Cánh Diều tập 1

+ Phải ghi rõ là ‘Được lên lớp”, “ ở lại lớp”, “Kiểm tra lại”

+ Trang 31: Căn cứ kết quả xếp loại của học lực, hạnh kiểm (tại thời điểm kết thúc năm học và sau khi kiểm tra lại, rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè) để ghi các nội dung tương ứng vào các cột. Cột tổng hợp chung: Ghi tổng số học sinh tham gia xếp loại cuối năm học vào dòng (Tổng số học sinh), ghi số học sinh lên lớp (Tính cả số học sinh lên lớp sau khi kiểm tra lại, rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè) vào dòng được lên lớp, ghi số học sinh ở lại lớp (Tính cả học sinh ở lại lớp sau khi kiểm tra lại và rèn luyện thêm hạnh kiểm trong hè) vào dòng “ở lại lớp”.

Các nội dung từ trang 4 đến trang 31 (Trừ nội dung liên quan đến kiểm tra lại và rèn luyện hạnh kiểm trong hè) Phải hoàn thành trước khi kết thúc học kì (Năm học) chậm nhất 10 ngày, các nội dung liên quan đến kiểm tra lại và rèn luyện lại trong hè phải hoàn thành chậm nhất trước ngày bắt đầu năm học mới 10 ngày (Riêng sổ của các lớp cuối cấp phải hoàn thành theo quy định về thời gian xét (Thi) tốt nghiệp.

10. Nhận xét của hiệu trưởng về sử dụng sổ gọi tên ghi điểm: hàng tháng, hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng) trực tiếp kiểm tra (ít nhất 01 lần) và trực tiếp ghi nhận xét đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và kết quả thực hiện các quy định sử dụng sổ gọi tên ghi điểm theo các hướng dẫn của bộ và của sở tại văn bản này (Cần ghi rõ tên giáo viên và lỗi cụ thể), Kiểm tra, xác minh lại việc sửa chữa lại điểm và sủa chữa các nội dung khác của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

11. Sổ gọi tệ ghi điểm phải được đóng thành bìa cứng theo từng khối và chuyển vào lưu (không thời hạn) chậm nhất trước ngày bắt đầu vào năm học tiếp theo.

……………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu sổ ghi điểm của giáo viên Cách viết sổ gọi tên và ghi điểm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *