Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu quyết định thôi việc Quyết định nghỉ việc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định nghỉ việc (Quyết định thôi việc) là biểu mẫu được sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp, đơn vị…. khi có cá nhân nào đó gửi đơn xin thôi việc. Quyết định nghỉ việc sẽ được tiến hành sau khi nhận được đơn xin nghỉ việc của nhân viên hoặc có nhiều trường hợp khác.

Nội dung trong quyết định thôi việc bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên quyết định, nội dung lý do nghỉ việc, ngày quyết định, chữ ký và đóng dấu của người đại diện có thẩm quyền… Sau khi quyết định nghỉ việc có hiệu lực người sử dụng lao động và người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Quyết định thôi việc cần được viết ngắn gọn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự chặt chẽ của văn bản hành chính. Ngôn ngữ viết thông báo trang trọng lịch sự thể hiện sự chuyên nghiệp. Vậy dưới đây là 3 mẫu quyết định nghỉ việc chuẩn nhất, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.

Quyết định thôi việc – Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–

QUYẾT ĐỊNH
V/v cho thôi việc

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH/CỔ PHẦN ……….

– Căn cứ Bộ Luật Lao động;

– Hợp đồng lao động đã ký ngày ……………………………………………………

– Xét Đơn xin nghỉ việc của Ông (Bà) ………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay cho Ông (Bà)……..giữ chức vụ……….được nghỉ việc kể từ ngày………

Tham khảo thêm:   Soạn bài Về ngôi nhà đang xây trang 148 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 15

Điều 2: Ông (Bà)………và các Ông (Bà) phó giám đốc hành chính, và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Như điều 2

– Lưu hồ sơ

Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)

Quyết định nghỉ việc – Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–

QUYẾT ĐỊNH
V/v cho thôi việc

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……….

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2019;

Căn cứ Hợp đồng lao động số ………… ngày…… tháng …… năm …… giữa Công ty ………………… với Ông/Bà ………………………;

Xét đơn xin nghỉ việc của Ông/Bà……………… ……………………………………

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay cho Ông/Bà……………………… …………….……………..…………

Giữ chức vụ: ……………………………… Bộ phận: ……………………….………

Được nghỉ việc từ ngày….. tháng….. năm……

Lý do: ……………………………………… ………………………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ông/Bà……………………………….., phòng Hành chính Nhân sự và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– ….

– ….

Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)

Quyết định cho nghỉ việc không hưởng lương

CÔNG TY …………
Số: ……/……/QĐ – GĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

….., ngày ….tháng…. năm……..

QUYẾT ĐỊNH
(V/v: Nghỉ việc không hưởng lương)

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ………………

Căn cứ vào Bộ Luật Lao động Việt Nam 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Tạm thời nghỉ việc không hưởng lương là: 02 tháng kể từ ngày …./…./…… đến ngày …./…./…… đối với:

Ông: ………………… Sinh ngày: ………………………………………..

CCCD/CMND số: ………………………………………………………..….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điều 2: Ban lãnh đạo Công ty, toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty và các thành viên khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Tham khảo thêm:   Phiếu thông tin kết quả học tập cuối năm 2022 - 2023 Phiếu đánh giá cuối học kì 2 cho học sinh Tiểu học
Nơi nhận:

– Như ­­ Điều 2;

– L­­ưu VP ./.

GIÁM ĐỐC

Các trường hợp áp dụng quyết định thôi việc

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có thể cho người thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1 – Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.

2 – Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3 – Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4 – Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định đã có hiệu lực.

5 – Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực.

6 – Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7 – Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật.

8 – Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9 – Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

10 – Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

11 – Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Địa (Có ma trận, đáp án)

12 – Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

13 – Thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Cho thôi việc trái luật, doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm gì không?

Khi cho người lao động thôi việc, doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật nếu không muốn chịu hậu quả.

Trường hợp doanh nghiệp tự ý cho người lao động nghỉ việc không thuộc các trường hợp luật định sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau:

– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, doanh nghiệp phải bồi thường:

  • Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
  • Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
  • Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.

– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, doanh nghiệp phải trả:

  • Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
  • ​Trợ cấp thôi việc cho người lao động.

– Trường hợp 3: Không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, doanh nghiệp phải trả:

  • Các khoản tiền ở trường hợp 2;
  • Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu quyết định thôi việc Quyết định nghỉ việc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *