Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu báo cáo kết quả tập sự 2023 (Cách viết + 3 Mẫu) Cách viết báo cáo cho viên chức hết thời gian tập sự ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu báo cáo kết quả tập sự được lập ra nhằm để báo cáo lại kết quả mà cá nhân đã làm được trong thời gian tập sự.

Báo cáo kết quả tập sự là một trong những thủ tục, giấy tờ bắt buộc mà người tập sự phải thực hiện. Đây là văn bản thể hiện khả năng tự đánh giá bản thân sau khi trải qua thời gian tập sự, là căn cứ để người đứng đầu, người hướng dẫn tập sự cho ý kiến, quan điểm và quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức vào vị trí làm việc. Vậy dưới đây là 3 mẫu báo cáo kết quả tập sự kèm theo gợi ý cách viết mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm Bản nhận xét kết quả tập sự.

Chế độ tập sự là gì?

Chế độ tập sự là chế độ được áp dụng đối với cả công chức và viên chức. Căn cứ theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Tuy nhiên nghị định 138/2020/NĐ-CP lại không đưa ra khái niệm tập sự mà chỉ quy định: Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Dựa trên các quy định này, có thể hiểu, chế độ tập sự là quá trình người được tuyển dụng làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm hoặc gắn với danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm.

Cách viết báo cáo tập sự viên chức

I. Phẩm chất đạo đức:

* Ưu điểm

  • Luôn gương mẫu trong việc rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của người giáo viên, luôn gần gũi giúp đỡ học sinh.
  • Có lối sống và hành vi đạo đức trong sáng, thể hiện tác phong sư phạm đúng mực.
  • Luôn gương mẫu trong việc rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của người giáo viên, luôn gần gũi giúp đỡ học sinh.
  • Đối với đồng nghiệp: luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Thiết lập đầy đủ bộ hồ sơ theo đúng quy định chung.

* Hạn chế: không

II. Năng lực làm việc và kết quả đạt được trong thời gian tập sự:

1. Công tác chuyên môn:

a. Về hồ sơ:

  • Thiết lập đầy đủ bộ hồ sơ theo đúng quy định chung.
  • Nội dung trình bày đầy đủ, khoa học, thời gian đúng quy định.
  • Hình thức sạch, gọn, trình bày đúng quy định.
  • Cần nộp hồ sơ theo đúng thời gian qui định

b. Về công tác soạn bài:

  • Bài soạn đã chú ý tới thay đổi phương pháp
  • Tuy nhiên trong thời gian tập sự kinh nghiệm còn ít nên cần hoàn thiện những bài giảng của mình.

c. Về công tác giảng dạy:

  • Có sử dụng thiết bị dạy học
  • Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện giờ giảng.
  • Kiểm tra kịp thời đúng quy chế và nội dung kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh.
  • Thực hiện đúng quy định, chấm bài khách quan, công bằng, chính xác.

e. Công tác bồi dưỡng:

  • Không ngừng học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, từng bước tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
  • Tích cực dự giờ các bạn đồng nghiệp, tìm đọc tài liệu tham khảo để nâng cao hiểu biết cho bản thân.

III. Ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy, quy chế cơ quan:

  • Thực hiện giờ giấc đúng quy định, không ra sớm vào muộn.
  • Tham gia đầy đủ các buổi họp cơ quan

IV. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước:

  • Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Trên đây là bản tự nhận xét về các mặt hoạt động của bản thân tôi trong thời gian tập sự. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của tập thể của cơ quan và sự chỉ bảo của người hướng dẫn tập sự.

Bản thân tôi cũng đã hết sức cố gắng phần đấu trong hoạt động trong công tác và hứa sẽ cố gắng hoàn thiện các mặt của bản thân hơn nữa để xứng đáng chính thức đứng trong hàng ngũ công chức ngành giáo dục.

Báo cáo kết quả tập sự – Mẫu 1

UBND HUYỆN …………..
……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————o0o———-

….…., ngày …. tháng năm 20…..

BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP SỰ

– Họ và tên:……………………………………………………………………

– Ngày sinh: ……………………………………………………………………

– Quê quán: …………………………………………………………………….

– Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………

– Thời gian tập sự: …………………………………………………………….

– Vị trí việc làm được phân công trong thời gian tập sự:…………………

– Người hướng dẫn tập sự: …………………………………………………

Qua thời gian tập sự tại…………………….., tôi xin báo cáo kết quả công tác đã đạt được như sau: Qua thời gian tập sự tại ………………………………………, tôi xin báo cáo kết quả công tác đã đạt được như sau:

1. Tư tưởng chính trị:(trình bày ngắn gọn kết quả tìm hiểu quy định của Luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, nội quy, quy định của đơn vị, Học viện; chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng).

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

2. Phẩm chất đạo đức, lối sống:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

3. Năng lực chuyên môn công tác: (khối lượng và kết quả thực hiện công việc được phân công; học tập, bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác).

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

4. Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

5. Quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

6. Tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

7. Hạn chế:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

8. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tập sự:

(hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tập sự; đủ điều kiện hoặc không)

….…., ngày ……. tháng ………năm 20……..

GIÁO VIÊN TẬP SỰ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Báo cáo kết quả tập sự – Mẫu 2

UBND HUYỆN …………..
……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————o0o———-

….…., ngày …. tháng năm 20…..

BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP SỰ

– Họ và tên:……………………………………………………………………

– Ngày sinh: ……………………………………………………………………

– Quê quán: …………………………………………………………………….

– Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………….

– Thời gian tập sự: …………………………………………………………….

– Vị trí việc làm được phân công trong thời gian tập sự:……………………….

– Người hướng dẫn tập sự: …………………………………………………….

Qua thời gian tập sự tại…………………….., tôi xin báo cáo kết quả công tác đã đạt được như sau:

1. Trình bày ngắn gọn kết quả tìm hiểu quy định của Luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, nội quy, quy định của Nhà trường; chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Tham khảo thêm:   Bài tập toán lớp 6: Tìm chữ số tận cùng Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 6

* Quy định của Luật viên chức về quyền và nghĩa vụ của viên chức:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

– Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp

+ Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

+ Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

+ Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

+ Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

+ Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

+ Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

+ Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

+ Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

+ Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

– Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định

+ Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

– Các quyền khác của viên chức

Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

* Nghĩa vụ của viên chức

– Nghĩa vụ chung của viên chức

+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

+ Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

– Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

+ Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

+ Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

+ Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

+ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Những việc viên chức không được làm

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

– Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

– Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

– Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Hoạt động nghề nghiệp của viên chức

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

– Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

– Tận tụy phục vụ nhân dân.

– Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

– Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.

* Các nguyên tắc quản lý viên chức

– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Cách làm bún thịt nướng đơn giản tại nhà ngon như ngoài hàng

– Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

– Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.

– Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.

* Vị trí việc làm

– Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

– Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

* Chức danh nghề nghiệp

– Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

– Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.

* Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

– Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

– Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Phẩm chất đạo đức, lối sống:

– Luôn chấp hành tốt các quan điểm, chủ chương đường lối nghị quyết của Đảng và chính sách sách pháp luật của nhà nước.

– Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không giao động trước mọi tình huống, trước những khó khăn.

– Trong lối sống thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

– Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

– Cùng với nhà trường thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức nhà giáo, giáo viên, học sinh gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Bản thân luôn tích cực đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, không lợi dụng quyền hạn để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình; Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của nhà trường, giữ gìn đúng tư cách, đạo đức và tính tiên phong của người giáo viên.

– Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng tác phong của người giáo viên, có lối sống trong sạch, lành mạnh. Luôn hòa đồng với đồng nghiệp, đối xử công bằng khách quan trong công việc, chăm sóc nuôi dưỡng và coi học sinh như con em mình, không vi phạm về những điều viên chức không được làm.

– Trong công việc cũng như trong cuộc sống luôn luôn có ý thức, Sẵn sàng tiếp thu, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp.

3. Năng lực chuyên môn công tác: (Kết quả thực hiện công việc được phân công; học tập, bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác).

– Bản thân có đủ năng lực hoàn thành tốt công việc mà nhà trường dao cho, có đầy đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các bằng cấp liên quan để phục vụ công việc.

– Trong thời gian qua bản thân tôi được nhà trường giao cho nhiệm vụ dạy lớp……………………… Trong công việc tôi luôn tận tụy chăm sóc nuôi dưỡng các con trong lớp, trong trường và không ngừng học tập những cái mới, cái hay của đồng nghiệp và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

4. Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động:

– Bản thân tôi luôn nêu cao ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn nghiêm túc tuân thủ và làm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Tìm tòi học hỏi để trau rồi kiến thức.

– Cùng với tập thể nhà trường nghiêm túc thực hiện xây dựng các cuộc vận động, các phong trào của ngành và các cấp đề ra.

5. Quan hệ với đồng nghiệp, học sinh:

– Bản thân luôn chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ, nhà trường. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, tôn trọng và tiếp thu ý kiến của phụ huynh học sinh; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Trong cuộc sống giản dị hòa nhập với quần chúng, gần gũi với đồng nghiệp trong nhà trường và phụ huynh học sinh.

– Quan tâm thương yêu chăm sóc các con trong trường, không phân biệt đối xử với các con.

– Luôn giữ gìn đạo đức nhân cách nhà giáo, không làm những việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo.

– Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.

– Luôn trung thực trong giảng dạy cũng như trong cách đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 40+ hình xăm cung Kim Ngưu đẹp, ý nghĩa, ấn tượng

– Có sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân trên địa bàn công tác.

– Trong quá trình công tác luôn cố gắng tạo ra sự đoàn kết với đồng nghiệp, với học sinh. Cùng các đồng nghiệp góp phần xây dựng một tập thể nhà trường đoàn kết trong quá trình hoạt động.

– Trung thực trong công tác giảng dạy cũng như trong các báo cáo mà BGH yêu cầu.

– Luôn thể hiện mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc, trong sinh hoạt những lúc khó khăn, cơ nhỡ.

– Có thái độ hòa nhã với phụ huynh học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ, cũng như trong đời sống thường ngày, nên tạo được mối quan hệ mật thiết.

6. Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động của đoàn thể nhà trường:

– Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng cách làm theo trong công việc hằng ngày như thay đổi lề lối làm việc, tiết kiệm điện nước, giấy tờ, đồ dùng đồ chơi trong trường trong lớp, văn phòng phẩm,… và trong năm học cần làm một công việc lớn theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

– Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, có ý thức tự trọng, tự chủ, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

7. Hạn chế:

Vì bản thân là giáo viên trẻ nên trong công tác phê và tự phê đôi lúc còn nhút nhát.

8. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tập sự:

(hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tập sự; đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện xét hết thời gian tập sự )

Qua quá trình cố gắng nỗ lực phấn đấu tập sự vừa qua tôi tự nhận thấy mình đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ tập sự.

….…., ngày ……. tháng ………năm 20……..

GIÁO VIÊN TẬP SỰ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Báo cáo kết quả tập sự – Mẫu 3

UBND HUYỆN …………..
……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————o0o———-

….…., ngày …. tháng năm 20…..

Họ và tên:…………………………………………………………………….

Chức danh: Giáo viên

Thời gian tập sự:……………………………………………………………

Tôi xin báo cáo những ưu, khuyết điểm trong thời gian tập sự theo các nội dung sau:

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước:

– Chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt các quy định của Ngành, của trường đã đề ra.

– Tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị do Ngành tổ chức.

– Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

2. Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống tác phong và lề lối làm việc:

– Thực hiện tốt nội quy, quy định của Nhà trường của tổ đề ra.

– Chấp hành tốt sự chỉ đạo của, sự phân công của các cấp lãnh đạo.

– Tham gia đầy đủ các buổi họp.

– Gương mẫu trong rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của người giáo viên, luôn gần gũi giúp đỡ học sinh.

– Có lối sống và hành vi đạo đức trong sáng, thể hiện tác phong sư phạm đúng mực.

– Đối với đồng nghiệp: luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

– Về hồ sơ:

+ Thiết lập đầy đủ bộ hồ sơ theo đúng quy đinh chung.

+ Nội dung trình bày đầy đủ, khoa học, thời gian đúng quy định.

+ Hình thức sạch, gọn, trình bày đúng quy định.

+ Tuy nhiên do thời gian công tác chưa nhiều nên nội dung hồ sơ chưa phong phú, cần phải bổ sung hoàn thiện thêm.

– Về công tác soạn bài:

+ Tôi đã soạn giáo án đầy đủ trước mỗi tuần học theo phân phối chương trình mà bộ giáo dục quy định.

+ Không tự ý soạn lồng ghép, cắt xén chương trình.

+ Bài soạn đã chú ý tới thay đổi phương pháp, câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, củng cố hướng dẫn cụ thể rõ ràng, có mở rộng, liên hệ.

+ Tuy nhiên bản thân tôi trong thời gian tập sự kinh nghiệm còn ít nên tôi luôn học hỏi đồng nghiệp để khắc phục những hạn chế, hoàn thiện những bài giảng của mình.

– Về công tác giảng dạy:

+ Tôi luôn có gắng vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

+ Trong giảng dạy tôi đã sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên, cố gắng phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị dạy học, có hệ thống câu hỏi rõ ràng phù hợp với từng đối tượng học sinh

+ Tôi luôn tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện giờ giảng.

– Chấm chữa:

+ Kiểm tra kịp thời đúng quy chế và nội dung kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Vào điểm tương đối chính xác, có đủ con điểm theo quy định của chế độ cho điểm.

+ Chấm bài có chữa lỗi, nhận xét cụ thể, chính xác, công bằng khách quan.

+ Trả bài kiểm tra đầy đủ đúng thời gian quy định.

– Công tác bồi dưỡng:

+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường và các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm do Phòng giáo dục tổ chức.

+ Không ngừng học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, từng bước tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

+ Tích cực dự giờ các bạn đồng nghiệp, tìm đọc tài liệu tham khảo để nâng cao hiểu biết cho bản thân.

– Công tác chủ nhiệm:

+ Thân thiện với học sinh, tích cực trong công tác chủ nhiệm.

+ Do mới đảm nhận công tác chủ nhiệm nên còn ít kinh nghiệm.

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Thiết lập đầy đủ hồ sơ, giáo án chuyên môn theo đúng thời gian, đúng quy đinh chung.

– Trong thời gian giảng dạy tôi được phân công giảng dạy bộ môn: Vật lí, Tin học.

Kết quả cụ thể của bộ môn như sau:

Khối

Môn

TS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

Vật lí

49

23

47

20

41

4

8

2

4

6

Tin học

49

36

74

11

22

2

4

0

0

7

Tin học

48

38

79

10

21

0

0

0

0

– Trong công tác chủ nhiệm tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6/2. Duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm: đầu năm 25 em cuối năm 25 em, đạt 100%.

Kết quả cụ thể như sau:

Lớp

TSHS

Xếp loại

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6/2

25

H.L

07

28

10

40

6

24

02

8

H.K

20

80

5

20

0

0

0

0

5. Tinh thần trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ:

– Có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao.

– Tích cực, hăng hái để nâng cao năng lực bản thân.

6. Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân:

– Có mối quan hệ tốt với nhân dân, đi sâu tìm hiểu tình hình địa phương để có những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, được nhân dân tin yêu.

Trên đây là những mặt làm được của bản thân rất mong được quý đồng nghiệp đóng góp chân tình để bản thân được rút kinh nghiệm và công tác tốt hơn.

….…., ngày ……. tháng ………năm 20……..

GIÁO VIÊN TẬP SỰ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu báo cáo kết quả tập sự 2023 (Cách viết + 3 Mẫu) Cách viết báo cáo cho viên chức hết thời gian tập sự của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *