Bạn đang xem bài viết ✅ Màng sinh chất: Cấu tạo và chức năng Ôn tập Sinh học 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Màng sinh chất là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng. Vậy màng sinh chất có đặc điểm gì? Cấu tạo và chức năng của màng sinh chất như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com.

Thông qua tài liệu này giúp các bạn lớp 10 sẽ nhanh chóng nắm vững kiến thức về màng sinh chất, biết cách giải bài tập sinh học và đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra bài thi học kì sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham xem thêm: Phân biệt quang hợp và hô hấp, Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

1. Màng sinh chất là gì?

Màng tế bào (hay ở sinh vật nhân thực còn được gọi là màng sinh chất) là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng. Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào. Chức năng cơ bản của màng tế bào là bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh.

Tham khảo thêm:   10 quán cơm tấm quận 7 ngon nức tiếng mà bạn nên thử một lần

2. Đặc điểm của màng sinh chất

a. Tính linh hoạt

Màng sinh chất không phải là loại màng cứng nhắc mà có độ linh hoạt cao, có thể xoay, dịch, ghép hai loại màng với nhau. Tính chất của màng do cấu trúc, cấu tạo màng tạo nên

– Lớp phospholipid kép

+ Nếu mạch hydrocarbon đó no, mạch carbon không phân nhánh thì lớp phospholipid dạng lỏng

  • Nếu hai mạch hydrocarbon không no, mạch carbon phân nhánh, uốn cong, khoảng cách giữa các phân tử phospholipid xa, cấu trúc lớp lỏng lẻo, màng ở trạng thái lỏng
  • Tính linh hoạt của màng phụ thuộc vào cấu trúc của lớp phospholipid
  • Số lượng cholesterol cũng ảnh hưởng đến tính linh hoạt của màng, Số lượng càng nhiều màng càng cứng, độ linh hoạt kém.

– Protein

+ Protein được phân bố trên màng khá ổn định nhưng khi có tác động đẩy thì protein có thể chuyển động quay di chuyển với tốc độ tương đối lớn, khi đó màng trở nên linh hoạt hơn

b. Tính thấm chọn lọc của tế bào:

Có 2 đặc tính về cấu trúc:

  • Các phân tử vô cực , kị nước hòa tan trong lipit qua màng dễ dàng hơn các chất hữu cực ưa nước.
  • Các protein xuyên màng cho phép sự di chuyển qua màng các chất kích thích nước khác nhau, theo những hướng và tốc độ khác nhau.

c. Tính không cân xứng của màng sinh học:

+ Tính không cân xứng của màng sinh học.

Tham khảo thêm:   Top 10 bộ phim hay về kinh doanh dành cho các doanh nghiệp trẻ

+ Tính không cân xứng của màng sinh chất.

3. Cấu tạo và chức năng của màng sinh chất

Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpho và lipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

Chức năng của màng sinh chất:

+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.

– Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.

Tham khảo thêm:   30 tình huống sư phạm thường gặp cho giáo viên chủ nhiệm Những tình huống sư phạm thường gặp

– Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Màng sinh chất: Cấu tạo và chức năng Ôn tập Sinh học 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *