Bạn đang xem bài viết Măng chứa độc tố cực hại sức khỏe và đây là cách loại bỏ độc tố hiệu quả nhất tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Măng là thực phẩm quá quen thuộc với người nội trợ, xuất hiện trong rất nhiều món ăn thường ngày, từ món canh, món kho cho đến các món xào và nhiều món khác nữa.

Thân thuộc như vậy nhưng ít người nội trợ biết rằng măng lại chứa lượng độc tố khá lớn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng hơn còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Cùng xem lượng độc tố trong măng là gì và cách nào để sử dụng măng một cách an toàn khi nấu ăn cho gia đình.

Độc tố trong măng gây hại đến sức khỏe

Tham khảo thông tin từ báo Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Về bản chất trong măng tươi có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) cao, chất này gây hại cho cơ thể. HCN gây ra nhiễm độc cấp tính chứ không gây ra nhiễm độc trường diễn, tức là nó phản ứng độc tố sau khi ăn vài giờ, có khi vài chục phút, tuy nhiên nếu ăn số lượng rất nhỏ hàm lượng HCN trong măng thì cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài”.

Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Trong 100g măng tươi chưa luộc có 32-38mg HCN. Ở măng tươi đã luộc kỹ, lượng chất này còn 2,7mg. Đối với măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10mg.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Nepal cực chi tiết

Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở…. Ngoài ra cũng cần lưu ý không ăn măng bị mốc vì sinh ra độc tố rất nguy hiểm. PGS Thịnh cũng lưu ý trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Đây là chất rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể.

Vì thế các bà nội trợ cần phải biết cách loại bỏ độc tố có trong măng khi chế biến thành các món ăn trong gia đình mình.

Cách loại bỏ độc tố trong măng

Cắt lát mỏng, xé sợi ngâm nước sạch qua đêm

Chọn măng mua về bóc hết vỏ, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Nhiều người có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy vậy, do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian – măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì có thể gây ngộ độc.

Luộc măng tươi khoảng 2-3 lần

Măng luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

Hoặc bạn cũng có thể dùng măng tươi về bóc vỏ, cho vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được, nhớ thay nước gạo 2 lần trong ngày.

Luộc măng bằng nước gạo + ớt

Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch.

Tham khảo thêm:   Cách giải dạng Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó Phương pháp giải dạng Toán tổng - tỉ lớp 4

Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ thì nên loại bỏ và không nên sử dụng.

Luộc măng cùng nắm lá rau ngót

Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, cho thêm nắm lá rau ngót rồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào.

Thời điểm này, bạn cũng nên vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

Những người không nên ăn măng

Theo tờ Newsmedical, măng tươi dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số người không nên ăn chúng. Các nhà khoa học khuyến cáo những người sau cần cẩn trọng hoặc tránh dùng măng.

Người bị bệnh thận: Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng là thực phẩm giàu canxi nên không có lợi cho người thận yếu. Tốt nhất là hãy cố gắng hạn chế món này trong bữa ăn và thay thế bằng những thực phẩm khác tốt cho sức khỏe hơn.

Người bị bệnh gout: Người bị bệnh này luôn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, các loại thực phẩm như từ măng đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, chúng được xếp vào danh sách “không nên ăn” đối với tất cả những người bệnh gout.

Tham khảo thêm:   Son Romand có bao nhiêu loại? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Phụ nữ đang mang thai: Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi. Điều này cũng nên lưu ý với những người vừa mới ốm dậy, dễ làm bạn nôn nửa.

Trẻ em: Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Người dùng aspirin thường xuyên: Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Hy vọng qua bài viết này các chị em đã biết cạc loại bỏ độc tố có trong măng, để an tâm khi khi chế biến ra các món ăn tuyệt vời từ măng cho bữa cơm gia đình mình nhé.

Có thể bạn muốn xem:

  • Sai lầm cần tránh khi ăn măng để không bị ngộ độc
  • Làm sao để nhận biết và loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô?
  • Cách khử vị đắng của măng

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Măng chứa độc tố cực hại sức khỏe và đây là cách loại bỏ độc tố hiệu quả nhất tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *