Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa trang 66 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 7 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa – Tuần 7 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 66, 67. Qua đó, giúp các em biết cách phân biệt từ nhiều nghĩa, hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của chúng.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 7 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 66, 67

Câu 1

Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:

A B

Răng

a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.

Mũi

b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Tai

c) Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

Trả lời:

Răng – b; Mũi – c; Tai – a

Câu 2

Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?

Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?

Tham khảo thêm:  

Quang Huy

Trả lời:

  • Răng (cào): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc, nhưng răng cào dùng để cào thóc, ngô,… không dùng để nhai.
  • Mũi (thuyền): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.
  • Tai (ấm): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Tai ấm là bộ phận tay cầm của chiếc ấm, dùng để rót nước, không dùng để nghe.

Câu 3

Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?

Trả lời:

Nghĩa của các từ đó giống nhau ở chỗ:

  • Từ răng: đều chỉ vật sắc, sắp đều nhau thành hàng.
  • Từ mũi: cùng chỉ bộ có đầu nhọn nhô ra phía trước.
  • Từ tai: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như cái tai.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 67

Câu 1

Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a) Mắt:

-Đôi mắt của bé mở to.

– Quả na mở mắt.

b) Chân:

– Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

– Bé đau chân.

c) Đầu:

– Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

– Nước suối đầu nguồn rất trong.

Trả lời:

Nghĩa gốc Nghĩa chuyển
Đôi mắt của bé mở to. Quả na mở mắt.
Bé đau chân. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Khi viết, em đừng nghẹo đầu. Nước suối đầu nguồn rất trong.

Câu 2

  • Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay…
  • Tay: tay áo, tay ghế, tay tre, một tay bóng bàn…
  • Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê…

Lý thuyết Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: Chân là từ nhiều nghĩa

– Nghĩa gốc: Chỉ một bộ phận của con người hoặc động vật

Ông em bị đau chân, đi lại rất khó khăn

– Nghĩa chuyển: Chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ.

Em nhìn thấy ánh sáng ló rạng nơi chân trời xa kia.

Bài tập Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa

Câu 1: Tìm nghĩa ở cột phải thích hợp với mỗi từ ở cột trái:

Câu 1

Lời giải:

– Răng: Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

– Mũi: Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

– Tai: Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.

Câu 2: Tìm ở cột bên phải lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột bên trái:

Câu 2

Lời giải:

chạy lon ton trên sân.

-> Sự di chuyển nhanh bằng chân.

– Tàu chạy băng băng trên đường ray.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng người lái đò (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 24 bài Hình tượng người lái đò sông Đà

-> Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông

– Đồng hồ chạy đúng giờ.

-> Hoạt động của máy móc.

– Dân làng khẩn trương chạy lũ.

-> Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.

Câu 3: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

1. Lúa ngoài đồng đã chín vàng

2. Nghĩ cho chín rồi hãy nói

3. Tổ em có chín học sinh.

☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 là từ nhiều nghĩa.

☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa.

☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 đồng âm với từ chín trong câu 2.

☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3.

Lời giải:

– Từ chín trong câu 1 có nghĩa chỉ hoa quả, hạt đã phát triển tới mức có thể thu hoạch được.

– Từ chín trong câu 2 có nghĩa là suy nghĩ một cách kĩ càng.

– Từ chín trong câu 3 là chỉ số liền sau của số 8 và liền trước số 10.

– Từ chín trong câu 1 và từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa vì chúng có chung nét nghĩa tương đồng chỉ sự vật, sự việc gì đó trải qua thời gian đã đạt được đến mức độ có thể phô ra, gặt hái được.

– Từ chín trong câu 1 và từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3.

Đáp án đúng: Em đánh dấu tích vào các ô trống số 2, 4.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa trang 66 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 7 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *