Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) trang 115 (tiếp) Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 29 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) (tiếp) – Tuần 29 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 115.Qua đó, các em biết cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi thật chính xác.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 29 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 2 bài Tập đọc Một vụ đắm tàu, Con gái. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí về tham khảo:

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115, 116

Câu 1

Tìm dấu câu thích hợp với mỗi chỗ trống:

Tùng bảo Vinh:

– Chơi cờ ca-rô đi…

– Để tớ thua à… Cậu cao thủ lắm…

– A… Tớ cho cậu xem cái này … Hay lắm…

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem…

– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế…

– Cậu nhầm to rồi… Tớ đâu mà tớ… ông tớ đấy…

– Ông cậu…

– Ừ…Ông tớ ngày còn bé mà…. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà…

Theo HẢI HỒ

Tham khảo thêm:   Từ A-Z 5 cách huấn luyện chó con ngoan ngoãn dành cho người mới

Trả lời:

Tùng bảo Vinh:

– Chơi cờ ca rô đi !

– Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm !

– A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm !

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.

– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ?

– Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy !

– Ông cậu?

– Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.

Câu 2

Hãy chữa lại những dấu câu dùng sai trong mẩu chuyện vui dưới đây. Giải thích vì sao em lại chữa như vậy.

Lười

Nam : – Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.

Hùng : – Thế à ? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.

Nam : – Chà. Cậu tự giặt lấy cơ à ! Giỏi thật đấy ?

Hùng : – Không ? Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp !

Nam : !!!

MINH CHÂUsưu tầm

Trả lời:

Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.

Sửa:

4) Chà! (Đây là câu cảm nên phải thay dấu chấm bằng dấu chấm than)

5) Cậu tự giặt lấy cơ à? (Đây là câu hỏi nên phải thay dấu chấm than bằng dấu hỏi chấm)

6) Giỏi thật đấy! (Đây là câu cảm nên phải thay dấu hỏi chấm bằng dấu chấm than)

7) Không! (Đây là câu cảm phải thay dấu hỏi bằng dấu chấm than)

8) Tớ không có chị, đành nhờ…anh tớ giặt giúp. (Đây là câu kể thay dấu chấm than bằng dấu chấm).

Nam!!!: Ba dấu than được sử dụng để thể hiện sự ngạc nhiên bất ngờ của Nam.

Câu 3

Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp:

a) Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.

Tham khảo thêm:  

b) Hỏi bố em mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà

c) Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn

d) Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà em ao ước đã lâu

Trả lời:

a) Anh mở cửa sổ giúp em với!

b) Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?

c) Cậu đạt được thành tích thật tuyệt vời!

d) Ô, búp bê đẹp quá!

Bài tập Ôn tập về dấu câu (Tiếp theo)

Câu 1: Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, bạn Hùng đã bỏ quên một số dấu câu. Con hãy giúp bạn điền thêm các dấu câu vào chỗ trống:

Tỉ số chưa được mở

Nam: – Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm?

Hùng: – Vẫn chưa mở được tỉ số.

Nam: – Nghĩa là sao?

Hùng: – Vẫn đang hòa không – không.

Nam: ?!

Lời giải:

– Câu 1: Là câu hỏi -> phải điền dấu hỏi chấm

– Câu 3: Là câu hỏi -> Phải điền dấu hỏi chấm

– Câu 4: Là câu kể ->Phải điền dấu chấm

Đáp án đúng:

Tỉ số chưa được mở

Nam: – Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm?

Hùng: – Vẫn chưa mở được tỉ số.

Nam: – Nghĩa là sao?

Hùng: – Vẫn đang hòa không – không.

Nam: ?!

Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau đây:

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép …..

“Mặc dù tên cướp rất hung hăng ….. gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ….”

Rồi cô hỏi ….

– Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ….

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 1 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 25 Đề thi giữa kì 1 lớp 1 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh (3 bộ sách)

Hùng nhanh nhảu ….

– Thưa cô …. chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ ….

Lời giải:

– Câu 1: Cô giáo viết lên bảng một câu ghép ( ) : trình bày một sự việc -> câu kể -> đặt dấu hai chấm ( : )

– Câu 2: “Mặc dù tên cướp rất hung hăng ( ) gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ( )”

+ Đặt giữa hung hăng và gian xảo ngăn cách giữa hai tính từ cùng cấp độ thì ta dùng dấu phẩy (,)

+ Toàn bộ câu này là một câu kể nên kết thúc câu đặt dấu chấm (.)

– Câu 3: Rồi cô hỏi ( ) : Trình bày một sự việc -> câu kể -> đặt dấu hai chấm ( : )

– Câu 4: Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ( ) : Hỏi một vấn đề -> câu hỏi

– Câu 5: Hùng nhanh nhảu ( ) : Kể một sự việc -> câu kể -> đặt dấu hai chấm ( : )

– Câu 6: Thưa cô ( ) chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ ( )

+ Sau chữ thưa cô thì đặt dấu phẩy để ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính trong câu

+ Kết thúc câu đặt dấu chấm than

Đáp án đúng:

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép ( : )

“Mặc dù tên cướp rất hung hăng ( , ) gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ( . )”

Rồi cô hỏi ( : )

– Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ( ? )

Hùng nhanh nhảu ( : )

– Thưa cô ( , ) chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ ( ! )

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) trang 115 (tiếp) Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 29 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *