Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa trang 43 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 4 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện tập về từ trái nghĩa – Tuần 4 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 43, 44. Qua đó, các em sẽ biết cách tìm những từ trái nghĩa trong các thành ngữ và tục ngữ.

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau như cao – thấp, phải – trái,… Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện tập về từ trái nghĩa – Tuần 4 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43, 44

Câu 1

Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

Trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa tìm được trong các thành ngữ, tục ngữ đã cho là:

a) ít – nhiều

c) nắng – mưa, trưa – tối

b) chìm – nổi

d) trẻ già

Câu 2

Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:

a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí ⬜

b) Trẻ cùng đi đánh giặc.

c) ⬜ trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ⬜ mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Trả lời:

Các từ cần điền vào chỗ trống là:

a) lớn      b) già       c) Dưới       d) sống

Câu 3

Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Việc ⬜nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành⬜ may.

c) Thức ⬜ dậy sớm.

Trả lời:

các từ cần điền vào chỗ trống là:

a) Nhỏ       b) vụng       c) khuya

Câu 4

Tìm những từ trái nghĩa nhau:

a) Tả hình dáng

b) Tả hành động

c)Tả trạng thái

d) Tả phẩm chất

M: cao – thấp

M: khóc – cười

M: buồn – vui

M: tốt – xấu

Trả lời:

Những từ trái nghĩa nhau

a) Tả hình dáng:

– cao >< thấp; cao >< lùn; cao vống >< lùn tịt..

– to >< nhỏ; to xù >< bé tí; to kềnh >< bé tẹo teo; mập >< ốm; béo múp >< gầy tong…

Tham khảo thêm:  

b) Tả hành động:

khóc >< cười; đứng >< ngồi; lên >< xuống; vào >< ra…

c) Tả trạng thái:

– buồn >< vui; lạc quan >< bi quan; phấn chấn >< ỉu xìu; sướng >< khổ; vui sướng >< đau khổ; hạnh phúc >< bất hạnh.

– khỏe >< yếu; khỏe mạnh >< ốm đau; sung sức >< mệt mỏi.

d) Tả phẩm chất:

tốt >< xấu; hiền >< dữ; lành >< ác; ngoan >< hư; khiêm tốn >< kiêu căng; hèn nhát >< dũng cảm; thật thà >< dối trá; trung thành >< phản bội; cao thượng >< hèn hạ; tế nhị >< thô lỗ…

Câu 5

Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được trong bài tập trên

Trả lời:

  • Bọn trẻ trêu đùa, chọc ghẹo nhau, đứa thì khóc, đứa lại cười ầm ĩ.
  • Anh nó béo múp còn nó gầy nhom.

Lý thuyết Từ trái nghĩa

– Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

– Công dụng: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,….

– Lưu ý:

+ Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

+ Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD: với từ “nhạt”:

  • (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”
  • (đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”
  • (tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”
  • (màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.
Tham khảo thêm:   Cách làm bánh cống Sóc Trăng giòn rụm, ngon như ngoài hàng

Trắc nghiệm Luyện tập về từ trái nghĩa

Câu 1: Tìm những từ trái nghĩa trong câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục:

A. chết – sống.

B. vinh – nhục.

C. chết – nhục.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Những từ trái nghĩa có trong câu tục ngữ chết vinh còn hơn sống nhục là:

Sống và chết, vinh và nhục

Chọn đáp án: D

Câu 2: Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?

A. Có tác dụng để chơi chữ.

B. Có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.

C. Có tác dụng để câu dài hơn.

D. Cả A và B đều đúng.

Lời giải:

Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.

Chọn đáp án: B

Câu 3: Tìm từ trái nghĩa với từ hòa bình?

A. Chiến tranh

B. Bình yên

C. Xung đột

D. Cả A và C

Lời giải:

Trái nghĩa với từ hòa bình là từ chiến tranh hoặc từ xung đột

Chọn đáp án: D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa trang 43 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 4 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *