Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Câu ghép trang 8 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 19 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện từ và câu: Câu ghép giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 8, 9.Qua đó, các em biết cách tìm câu ghép, hiểu hơn về cấu tạo của câu ghép.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 19 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo 2 bài Tập đọc Người công dân số Một, Người công dân số Một (Tiếp theo. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí về tham khảo:

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 8

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con chó chạy sải thì con khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

Đoàn Giỏi

Câu 1

Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương 2 Dàn ý & 16 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Đánh số thứ tự và xác định C – V trong từng câu:

Xác định C - V

Câu 2

Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp:

a) Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành).

b) Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành).

Trả lời:

Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp:

  • Câu 1: câu đơn
  • Các câu 2, 3, 4 là câu ghép

Câu 3

Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

Trả lời:

Giải thích:

Không thể tách mỗi cụm C – V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ… thì) sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 8,9

Câu 1

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

Theo VŨ TÚ NAM

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Đọc: Những giai điệu gió - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 8
Số thứ tự Vế 1 Vế 2

Câu 1

Trời / xanh thẳm

biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.

Câu 2

Trời /rải mây trắng nhạt,

biển / mơ màng dịu hơi sương.

Câu 3

Trời/âm u mây mưa,

biển /xám xịt nặng nề.

Câu 4

Trời / ầm ầm dông gió,

biển / đục ngầu giận dữ.

Câu 5

Biển / nhiều khi rất đẹp,

ai / cũng thấy như thế

Câu 2

Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?

Trả lời:

Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.

Câu 3

Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:

a) Mùa xuân đã về, …

b) Mặt trời mọc, …

c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn …

d) Vì trời mưa to …

Trả lời:

a) Mùa xuân đã về, trăm hoa đua nở khắp nơi.

b) Mặt trời mọc, sương tan dần.

c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì lười biếng, tham lam.

d) Vì trời mưa to nên tôi không đến thăm anh được.

Lý thuyết Câu ghép

1. Khái niệm: Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

2. Cách nối các vế câu ghép: Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:

Cách 1: Nối bằng những từ có tác dụng nối:

Tham khảo thêm:  

VD: Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền còn cậu con trai thì lười biếng, nghịch ngợm

-> Còn là quan hệ từ nối vế 1 “Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền” với vế 2 “cậu con trai thì lười biếng, nghịch ngợm”

VD: Tuy nhà rất xa nhưng Lan chưa bao giờ đến lớp muộn.

-> Tuy …. nhưng… là cặp quan hệ từ nối hai vế “nhà rất xa” với “Lan chưa bao giờ đến muộn”

Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm

VD: Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời.

-> Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy

VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học

-> Hai vế “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn” và “Hôm nay, tôi đi học” được nối với nhau bởi dấu hai chấm

VD: Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới; xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về.

-> Ba vế “Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương”, “đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới” và “xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về” được nối với nhau bởi dấu chấm phẩy.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Câu ghép trang 8 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 19 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *